7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Người phụ nữ nhân hậu, đảm đang, nghĩa tình, chung thủy, giàu đức
hy sinh
Phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của những người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày còn là lòng nhân hậu, nghĩa tình, chung thủy, đảm đang giỏi lo toan công việc gia đình. Người phụ nữ ở đây là hiện thân của cái đẹp, cuộc đời họ gặp nhiều gian khổ nhưng cuối cùng họ đã vượt qua để có được hạnh phúc. Quá trình đi tìm hạnh phúc cũng chính là quá trình họ tự vươn lên để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách.
Theo quan niệm của người Á Đông, người phụ nữ chuẩn mực cần biết đem đến sự hài hòa trong các mối quan hệ gia đình. Với chồng là thủy chung, son sắt, nghĩa tình; với con là yêu thương, hy sinh, tận tụy. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là bởi vậy. Trong truyện thơ Nôm Tày, quan niệm này cũng phần nào được phản ánh. Người phụ nữ hiện lên với phẩm chất điển hình của một người vợ, một người mẹ.
Trước hết, chúng tôi nhận thấy nét phẩm chất này ở nhân vật nàng Từ Thị (mẹ của Tống Kim) trong truyện thơ Tống Kim. Bà là người vợ yêu chồng hết mực. Sau khi hai vợ chồng cầu cứu Thần Phật, hạ sinh Tống Kim được sáu năm, chồng bà lâm bệnh nặng. Với tình yêu sâu đậm, Từ Thị đã đem tất cả đức tin cầu cứu khắp nơi:
Từ Thị nước mắt chứa chan liền bảo Hay ma đâu về đợi cúng ăn Nghe rằng ở phố Nam thầy bói Theo chân nàng liền tìm đến nơi Chắp tay trình sư ông tức khắc…
Tình yêu và nghĩa vợ chồng đã khiến Từ Thị không thể ngồi yên than khóc. Nàng gửi gắm niềm tin mong manh vào thế lực siêu nhiên để cứu lấy chồng. Dù là mù quáng, mê tín song đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội mà truyện thơ Tống Kim ra đời, ta có thể cảm nhận được sự cố gắng của người vợ trẻ. Khi mọi chuyện đã an bài, Từ Thị không giấu nổi sự đau đớn, xót xa. Một đoạn truyện gần 50 câu thơ đã khắc họa tiếng khóc, nỗi tủi buồn thường trực của nàng trước sự ra đi của Tống Đôn. Những động từ/ cụm động từ thuộc trường từ vựng đau khổ, thương xót liên tiếp, trực tiếp được sử dụng với tần suất dày đặc đã diễn tả thành công nét tâm trạng này như: nước mắt rơi lã chã, nước mắt chứa chan, bàng hoàng, nước mắt tuôn trào khóc, nước mắt chảy thương quan, khóc thảm thiết nỗi thương, quanh quẩn khóc thương, đứt ruột nỗi trời, khóc vật vã nỗi thương, khóc than động trời, nước mắt rơi thành bể, đêm đêm khóc thảnh… Thực sự, người vợ phải có tình cảm son sắt, đậm sâu và thủy chung thì mới đau buồn đến tột cùng như vậy. Tình cảm dành cho người chồng trở thành một nét tính cách, phẩm chất tiêu biểu là bởi thế.
Thị Lương vốn là người con gái “tươi tắn”, “giữ phận gái”, đang “có giá”, còn trẻ “thiên duyên chưa định” nhưng nàng chấp nhận làm vợ kế của Trần Bằng. Tuy là mẹ kế nhưng nàng coi “Con chồng có khác gì con đẻ?” và hứa với chồng: “Dẫu khi hết gạo sẽ xin ăn/ Không để con đói cơm nhịn mặc”. Nàng đảm đang, lo chu toàn mọi việc để chồng đi chiến trận:
Chàng đi việc thiên hạ đế vương Em ở lại trông nom gia thất Việc cửa nhà thu xếp sửa sang Đạo tam tòng, tao khang nghĩa nặng
Khi chồng đi ra trận đánh giặc, một mình nàng đã:
Đêm ngày nuôi con trẻ chờ chồng Việc cửa nhà lo toan chu đáo Cơm nước nàng tần tảo hôm mai
Thịt cá chẳng đơn sai trưa tối Không để con đói rét một phân
Người mẹ kế tốt bụng như nàng quả là rất đáng quý trọng.
Cũng như những người vợ khác, Thị Trinh trong truyện Lý Thế Khanh
đảm đang, luôn hết lòng hết sức chăm lo cho gia đình:
Cửa nhà việc sửa soạn gia đình Giao để em trắng manh lo lắng Ruộng nương việc hôm sớm em toan
Khi chồng đi tham gia chiến trận, nàng một thân một mình gánh vác việc gia đình để cho chồng yên tâm: “Miễn là việc đánh chác được yên/ Còn việc nhà thì em cáng đáng/ Không phiền anh lo lắng làm chi”. Ngay cả khi chồng nghe lời gièm pha mà phụ bạc, đánh đập, đày đọa mấy mẹ con vào chốn rừng sâu núi thẳm, nàng vẫn cố gắng để sống và chăm sóc, nuôi nấng hai đứa con. Hơn nữa, là một người xuất thân trong chốn quyền quý, được học hành đến nơi đến chốn nên ngay cả trong những ngày đói khổ phải đào củ rừng để nuôi mình và nuôi con, Thị Trinh vẫn dạy dỗ hai con học hành “thông thiên văn địa lí sử kinh”. Những người phụ nữ như nàng Kim, Thị Lương, Thị Trinh... đã để lại trong người đọc niềm yêu mến và cảm phục bởi sự khéo léo, đảm đang, giỏi vun vén lo toan công việc gia đình. Thành công của người chồng luôn có bóng dáng và công lao của những người phụ nữ giỏi giang ấy.
Bên cạnh đó, một lần nữa, nét phẩm chất này được trở lại, làm sáng tỏ tính chất đại diện của nó đối với việc khắc họa hình tượng người phụ nữ Tày trong truyện thơ Nôm qua nhân vật nàng Nghi Xuân. Trong mối quan hệ với Tống Kim, nàng là một người vợ chuẩn mực, thủy chung.
Niềm vui khi đón nhận đứa con đầu lòng chưa thỏa ngày tháng, hai vợ chồng Tống Kim - Nghi Xuân đã phải rơi vào tột cùng đau khổ khi con mất:
Cầu chưa đủ ba năm đã hết Không biết số mường trời định phận Con mang bệnh ngày đêm trong gác
Hai ngày liền mất xác tàn hoa
Hơn ai hết, một người mẹ mang nặng đẻ đau sẽ thấu hiểu tận cùng nỗi xa xót khi mất con. Nghi Xuân cũng vậy. Lẽ ra, đây là lúc nàng phải được chồng ủi an, bù đắp. Nhưng nỗi đau xót quá lớn khiến cho Tống Kim chìm vào sự buồn bã kéo dài và chính Nghi Xuân là người đồng cảm, động viên chồng. Nàng hòa nỗi đau của mình vào nỗi đau của chồng để “ngày đêm bên chồng”, chia sẻ, cảm thương.
Nỗi đau đớn ấy đã khiến cho Tống Quan lâm bệnh nặng. Nghi Xuân không bởi thế mà xa rời, ruồng rẫy chồng. Trái lại, những suy nghĩ, dự định hay hành động của nàng đều thể hiện tình yêu sâu nặng và lòng thủy chung đáng ngợi ca của người phụ nữ. Nàng “đau xót”, “đứng lặng” khi chứng kiến cảnh bố mình bắt người chồng đang ốm nặng vào rừng già lấy chuối nhưng không dám cãi lời cha. Nàng “vội vàng phóng thuyền” theo tìm khi thấy chồng không trở lại:
Thấy Tống Kim lên rừng chẳng lại Lập tức liền vội vàng phóng thuyền
Nghi Xuân nàng xinh đẹp gọi bảo Chồng tôi còn ở bụi trong rừng Cùng cha bơi thuyền xuống ghềnh nước
Nhưng khi ngọn lửa trong lòng nàng đang cháy rực nỗi lo âu, cố gắng tìm chồng thì cũng là lúc, Lô Thị dập tắt bằng sự lạnh lùng, để lại trong lòng
ở bạc đức bất nhân”. Nàng khẳng định tình yêu, lẽ sống làm người khi cha khuyên tái giá. Nàng sẵn sàng chấp nhận quãng đời còn lại bên Tống Kim dẫu chàng nặng bệnh. Nàng nguyện ý lựa chọn cái chết để giữ lại chút phẩm giá, danh dự cuối cùng cho gia đình. Có thể thấy, cách suy nghĩ sâu sắc, cách hành xử quyết liệt của Nghi Xuân đã tô tạc nên phẩm tiết của người phụ nữ Tày. Họ không chỉ gắn bó bằng tình yêu mà còn bằng tình nghĩa và đạo lý trong đời. Họ sẵn sàng đánh đổi nếu sự sống không còn ý nghĩa đích thực. Không dừng lại ở đó, nàng Nghi Xuân còn thể hiện trách nhiệm một ngày vợ chồng, nghìn năm ân nghĩa khi nàng quyết không từ bỏ, lặn lội vào chốn rừng sâu núi hiểm tìm Tống Kim. Vì thương con gái, Lưu ông chèo thuyền ba ngày ba đêm tới bến sông cũ để Nghi Xuân tìm chồng:
Ba ngày mới đến nơi chốn cũ Lập tức đỗ thuyền vào dưới rừng Đoạn rồi nàng Nghi Xuân lên rừng Vừa khóc nàng vừa tìm chàng Tống
Thương hỡi nước mắt rơi ướt mặt
Trong suốt hành trình tìm chồng đầy gian khổ, Nghi Xuân chưa một giây phút buông bỏ. Nàng gửi trọn tình cảm vào từng bước chân, từng tiếng gọi nhưng rừng già thẳm sâu, tiếng gọi cất lên chỉ có lời vọng vang về dội vào tâm khảm cô đơn của nàng đầy xa xót. Khúc truyện này liên tục sử dụng hệ thống động từ, cụm động từ gợi liên tưởng đến tâm trạng ai oán, dáng vẻ thẫn thờ của Nghi Xuân: vừa đi vừa than thương vừa gọi, thêm xót xa, trách cha mẹ gian ác, sầu lo thương chồng, sướt mướt nước mắt chảy đêm ngày, buồn thân, đau lòng, than hồn… Không tìm thấy chồng, Nghi Xuân một lần nữa nghĩ đến việc lấy cái chết để chuộc trả lỗi lầm của cha mẹ. Nàng phân định rất rạch ròi giữa tình và hiếu để cha mẹ hiểu ra lỗi lầm và nỗi lòng người vợ thủy chung:
Nghi Xuân cất lời nói mới thưa Công cha nuôi Nghi Xuân đã lớn
Sao cha ở gian trá bất minh Con chết thấy Tống Kim mới đành
Không thấy con lại sông cho thấy Cha hãy ở lại sau lưng đừng ngóng
Tác giả dân gian đã khắc họa một cách rõ nét nét tính cách này của nhân vật Nghi Xuân khi ở kết truyện, nàng quyết không tái giá mà để tang chồng. Nàng là đại diện tiêu biểu của những người phụ nữ trong đời sống hằng ngày - những con người xuất thân bình thường nhưng có dung nhan, có phẩm hạnh cao đẹp. Nghi Xuân hay Từ Thị đã phần nào thể hiện sự thống nhất trong cách phản ánh, tô tạc nhân vật người phụ nữ Tày trong văn học giai đoạn này, đặc biệt là thể loại truyện thơ Nôm.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý hình tượng nhân vật người phụ nữ Lô Thị. Lô Thị không phải nhân vật được xây dựng trên nguyên tắc trong sáng thuần khiết từ đầu đến cuối truyện như Từ Thị hay Nghi Xuân. Bà là người mở lòng từ bi đón nhận kiếp đời cơ cực của Tống Kim, là người gả con gái cho chàng trai côi cút, bần hàn nhưng cũng là người cùng Lưu ông bày mưu giết con rể để gả con gái đi nơi khác. Xét về phương diện đạo lý, hành động ấy của Lô Thị là không thể chấp nhận được, là một biểu hiện phi nhân nghĩa. Song, nếu xét cho cùng, mục đích của sự sai trái cũng bắt nguồn từ tình yêu con đến vô bờ của một người mẹ. Làm điều trái lương tâm nhưng đổi lại, bà chấp nhận bởi mong muốn một cuộc sống, một tương lai an bình cho con gái mình. Rồi khi Nghi Xuân biết chuyện, đòi chết, Lô Thị đau đớn hơn bất kì ai. Bà vội vã theo ý con, bước ra khỏi con đường lầm lạc:
Cha mẹ lo khốn cùng với nhau Ắt ta nghe lời con đi thôi Không có con bỏ mạng mất thân
…
Đau xót nàng Dương Nga khóc chồng Nàng tìm quay lại sông tự vẫn Lô Thị ôm Nghi Xuân không thả
Nói như vậy không có nghĩa là cổ súy cho Lô Thị, thông cảm về hành động ác độc của bà. Tình yêu con của Lô Thị không sai. Cái sai lớn hơn cả là hành động mù quáng của bà.
Hay trong truyện Nàng Ngọc Long, nhân vật chính cũng thể hiện nét phẩm chất, tính cách này. Ngọc Long được giới thiệu là vợ của Trạng nguyên Nam Kinh. Cuộc hôn nhân của hai vợ chồng không qua giai đoạn yêu đương, tìm hiểu. Con đường đi tới hôn nhân của nàng thật giản đơn, mọi sự trông cậy vào Bà Nguyệt xe tơ. Trong cuộc sống hôn nhân, Ngọc Long là một người vợ đảm, hết mực yêu thương, chia sẻ với chồng. Trái ngọt của tình yêu được đơm kết:
Nam Kinh cùng ngọc nữ sum vầy Năm sau nàng sinh trai tuấn tú Diện mạo người thượng đế mường trên
Hình dong con tướng quân Bắc Đẩu Tình mẹ con yêu dấu chứa chan
Đặt tên gọi Xuân Lan con cả Ngày ngày vui thư thả như xuân
Nàng đã làm trọn bổn phận của một người vợ, hạ sinh cậu con trai đầu lòng khôi ngô, tuấn tú. Cuộc sum vầy chẳng được bao lâu, Ngọc Long bị trở thành cống phẩm dưới trướng sứ giả. Nàng không trách chồng quan cao mà chẳng bảo vệ được vợ mà thông cảm với hoàn cảnh của chồng, thương chồng hết mực:
Hỡi vía! Số thiên tôn đã định Vợ chồng hoa quyện bướm chớ quên
Nàng nhắn nhủ về lòng thủy chung giữa hai vợ chồng để dặn dò chồng, cũng là để dặn lòng chớ quên tình nghĩa. Dù đối diện với vua Tần dâm ác, Ngọc Long vẫn giữ trọn tấm lòng son sắt của mình. Nàng luôn giành lấy cơ hội thể hiện thái độ một cách khôn khéo, thông báo cho vua Tần mình là người có chồng, có con:
- Tôi là người nước Nam thiếu phụ Vua cử tôi sang sứ Tần bang
…
Con nhỏ tôi chờ bú sớm hôm
Khi vua Tần không đếm xỉa đến danh dự, lấy lời đường mật dụ dỗ Ngọc Long:
Nàng cố yêu quan Trạng, không khôn Làm vợ vua trăm phần quý trọng
…
Vài nghìn lạng bạc vàng đưa trả Ta lấy một tiên nữ Ngọc Nương
thì Ngọc Long không chút do dự, phân vân vì trái tim nàng đã khắc tạc hai chữ “thủy chung” nơi Nam Kinh Nam Quốc. Nàng thẳng thắn:
Ngọc Long nàng im lặng không rằng Chỉ bĩu môi cắn răng chẳng nói
Cử chỉ “bĩu môi” của Ngọc Long hàm ẩn thái độ khinh bỉ, coi thường của người tiên nga trước lí lẽ vô lối của vua Tần bang. Ngọc Long không những không cảm kích, không hoa mắt trước bạc vàng mà còn thương nhớ Nam Kinh hơn nữa:
Ngọc Long rối trăm khúc tơ vò Nàng nhớ chồng buồn lo sớm tối
Bằng tình yêu mãnh liệt, thủy chung của mình, Ngọc Long vẫn tin tưởng về ngày đoàn tụ với chồng con. Nàng viết thư gửi chồng:
Khổ ngày nay sau hẳn được hay Sớm muộn thiếp có ngày hồi cố Vợ chồng con đoàn tụ suốt đời Phong văn ngắn lòng người nghĩa cả
Chân tuy xa lòng ở cố hương
Trong mối quan hệ với Nam Kinh, Ngọc Long là một người vợ hiền, thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Trong mối quan hệ với Xuân Lan, Ngọc Long lại là một điển hình ngời sáng tình mẫu tử thiêng liêng. Tình cảm với chồng, với con luôn song hành. Trên đường bị ép đi sứ, Ngọc Long tâm trạng rối bời:
Lòng nàng lo bối rối khóc than Thương chồng con gia san quê tổ
Con dại tìm sữa mẹ sớm hôm Xuân Lan khóc một thân lăn lóc
Nàng đau đớn khi phận nữ nhi phải gánh chịu những sự bất công trong xã hội. Nỗi đau ấy nàng có thể hiểu thấu nhưng bề trên nào có hay. Nàng chỉ biết cất lên tiếng than kêu thấu tận trời xanh:
Trời hỡi trời, trăm ngàn cay đắng Bỏ con thơ bé bỏng ở nhà Bắt mẹ đi phương xa sứ sự
Nỗi lòng ấy cất lên tận đấng tối cao như một mũi tên bắn thẳng lên trời. Nó khiến cho ta liên tưởng tới lời than trách của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm khúc”. Họ đều là những người phụ nữ mỏng manh nhưng phải gánh lấy bao bất công trong xã hội:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
…
Trên trướng gấm thấu chăng hay nhẽ Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Nỗi nhớ, niềm thương dành cho con cứ khắc khoải trong trái tim người mẹ trẻ. Trên đường về kinh đô nhận chiếu chỉ vua Nam, khi đi qua đoạn đường rừng, chỉ nghe tiếng ong ve than thở, nàng cũng chạnh lòng thương nhớ con trai:
Hàng lệ tuôn ướt cả yếm hồng
Vừa thương con vừa thương chồng thương số Con dại khắc vò võ đêm ngày
Khát đòi bú ai hay ai biết? Ong ve kêu thảm thiết nỉ non Mẹ đứt ruột tưởng con kêu khóc
Nàng đau như đứt từng khúc ruột khi nghĩ đến cảnh con nhỏ Xuân Lan đang sống trong cảnh thiếu thốn tình mẹ nghĩa cha. Dọc đường dài, khi vào