Người phụ nữ xuất thân quyền quý và huyền ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ nôm tày (Trang 32 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Người phụ nữ xuất thân quyền quý và huyền ảo

Trong những truyện thơ Nôm Tày mà chúng tôi khảo sát, người phụ nữ xuất thân từ rất nhiều hoàn cảnh khác nhau: xuất thân từ mường trời, xuất thân từ hạ giới nhưng thuộc giới quyền quý...

Trong số 10 tác phẩm chúng tôi khảo sát có đến 4 truyện nhân vật xuất thân từ mường trời. Có thể kể đến như các truyện: Nàng Ngọc Long, Ngọc Sinh, Trạng Ba, Nàng Kim. Người phụ nữ trong truyện thơ Nàng Ngọc Long là Ngọc Long – một nhân vật xuất hiện với sự rõ ràng về hoàn cảnh xuất thân. Nàng là con gái tướng quân Bắc Đẩu nhà trời, nhân “Tháng giêng cùng tiên nữ xuống trần/ Mải chơi hoa mùa xuân lạc bạn” phải vào ẩn tạm ở xứ Âm Tang rừng xanh núi thẳm để chờ bạn:

Ngọc Long con khuê phủ thiên môn, Con gái vị tướng quân Bắc Đẩu. Xuống trần cùng bầy nữ tiên nga, Vãng cảnh xuân hội hoa dương thế.”

Như vậy, Ngọc Long là cô gái có nguồn gốc siêu linh, thần thánh. Nàng là một tiên nữ giáng trần. Tương tự, trong truyện Ngọc Sinh cũng như vậy. Nhân vật nữ chính được giới thiệu là Tiên Nga giáng trần, tên là Minh Nga. Truyện Nàng Kim cũng là một tiên thoại trong hệ thống truyện thơ Nôm Tày. Nàng Kim là con Phật, là người mường trời. Nhân ngày xuân, nàng Kim ra ngắm cảnh vườn thượng uyển, “gặp ong điệp hội xuân tìm nhị”, nàng mê mải đắm chìm trong thế giới đầy hương sắc của bướm hoa mà quên về, nhất là lúc ong hoa dặn dò nhau quyến luyến khi mùa xuân sắp tàn:

Dặn nhau lệ đầm đìa quyến luyến, Nàng Kim nghe xao xuyến buồn phiền.

Nghĩ ong hoa sơn xuyên thán vọng, Ong ý cũng còn ngóng mùa xuân, Tiên há không tần ngần buồn bã.”

Nàng Kim đã chớm nở những xúc cảm của xuân tình giữa vườn xuân sắc. Đó là một lẽ tự nhiên - đối với con người dương thế. Song, đã sống ở nơi tiên sa thượng các thì không được phép “thèm muốn đường gia thất” để khỏi “uế tạp vùng thượng giới”. Chính vì thế, nàng phạm vào luật lệ khắt khe của nhà Phật khi xem hoa ngắm nguyệt quên về, bị Bụt Cả phê bình nghiêm khắc và xử phạt:

Bỏ nhà đi chơi hoa ngắm nguyệt Thèm muốn đường gia thất giao ca

Cho con xuống quốc gia cõi thế Không cho ở thượng đế phương trời

Bởi làm xấu đạo nơi cõi thượng Cho xuống trần xây dựng vợ chồng

Khỏi uế tạp đây vùng thượng giới

Từ đây, nàng Kim bị đầy xuống gầm trời. Ngày đi, nàng Kim từ biệt Bụt Cả, bè bạn bầy tiên để trở thành người trần thế. Bụt Cả lơn tiếng dặn con rằng:

Con xuống trần định chỗ phu thê Qua ba thu con về thượng giới Xuống cõi đời sống phải có nhân Bầy tiên bè bạn dặn dò nhớ nhung Chốn hạ giới thế dương chị xuống Rảnh ngày thì nhớ tưởng bạn tiên

Bên cạnh đó trong những truyện như: Truyện Nho Hương, Truyện Lưu Đài - Hán Xuân, Truyện Chiêu Đức chúng ta lại thấy hình ảnh của những người

phụ nữ xuất thân trong gia đình quyền quý phong kiến. Truyện thơ Nho Hương

đã đem đến một cái nhìn khác về thân phận người phụ nữ. Nhân vật nữ trong tác phẩm này là Mẫu Đan dưới đời vua Thái Tông:

Thái Tông ngự điện vàng trị vì An cư khắp tứ xứ quốc gia

Mẫu Đan xuất hiện trong đoạn đầu truyện qua mối nhân duyên giữa nàng và Nho Hương:

Nhân duyên do thượng các đã phân Cho kết nàng Mậu Đan công chúa

Không chỉ thế, Mẫu Đan còn được xác định rõ ràng danh tính, địa vị trong những lời giới thiệu ở đoạn sau của truyện:

Thái Tông ngự điện vàng trị vì An cư khắp tứ xứ quốc gia Sinh có ba dương nga công chúa

Hai chị đã giá thú phượng loan Thứ ba là Mẫu Đan hiền nữ Tuổi niên thiếu rực rỡ mười ba

Mẫu Đan là điển hình cho mẫu người phụ nữ xuất thân quyền quý, là công chúa của một quốc gia. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy đặc điểm này trong truyện thơ Lưu Đài - Hán Xuân. Lưu Đài - Hán Xuân là một truyện thơ Nôm khuyết danh. Tên hai nhân vật chính cũng được lấy làm nhan đề của truyện. Đây là hai con người luôn bền bỉ phấn đấu vượt mọi nghịch cảnh, dũng cảm chiến đấu với quân địch dù tương quan lực lượng chênh lệch. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khai thác hình tượng nhân vật Hán Xuân – một người phụ nữ Tày anh hùng, bất khuất.

Hán Xuân không được giới thiệu quá chi tiết, trực tiếp về hoàn cảnh xuất thân. Song, qua tích truyện phần mở đầu, ta có thể thấy, Hán Xuân được giới thiệu trong mối quan hệ với chàng trai mồ côi Lưu Đài - người xã Bình Sơn,

Nghe đồn thầy Nam Nga rộng rãi Mong ơn người thương hãy dạy nuôi

Việc chăn trâu kiếm củi mặc con

Được thầy nhận nuôi dạy, Lưu Đài ở lại Nam Nga giúp việc nhà và dùi kinh mài sử. Cũng từ đó, nhân vật Hán Xuân xuất hiện. Nàng được giới thiệu là một thiếu nữ “đang độ”, cha mẹ giục cưới nhưng chưa thực ưng ai. Trong một đêm thu, Hán Xuân đem lòng tương tư tiếng đọc bài của học trò nghèo:

…Hán Xuân trong lầu gác đắm say Ý riêng những muốn ngay thấy mặt

… Tay tựa gối Hán Xuân vẫn thức Trời đất khéo phân đặt nhân duyên

Những từ ngữ được tác giả sử dụng đã cho thấy, Hán Xuân xuất thân trong một gia đình quyền quý, giàu có. Nàng “đêm ngày trong màn rủ phòng loan”. Nơi ở của Hán Xuân cũng cao sang vô cùng. Đó là “trong lầu gác”,

“Đào Nguyên”, là nơi tiên ở, ý nói khuê phòng đài các của tiểu thư nhà giàu. Tóm lại, Hán Xuân là một tiểu thư khuê các, sinh ra trong gia đình giàu có, quyền quý ở Nam Nga. Việc đưa ra những thông tin này đã giới thiệu rõ ràng về nhân vật, đồng thời tạo ra sự tin cậy nhất định đối với độc giả, câu chuyện từ đó mà chân thực, sống động hơn.

Chúng ta còn bắt gặp hình tượng người phụ nữ xuất thân trong gia đình giàu có ở truyện Chiêu Đức. Đây là một truyện thơ ca ngợi lòng chung thủy trong tình yêu, đồng thời, đề cao tấm lòng vì dân vì nước và sự nỗ lực vươn lên làm chủ số phận. Nhân vật nữ chính là nàng Kim Nữ. Có thể coi, Chiêu Đức và Kim Nữ là hai nhân vật có nguồn gốc từ mường trời bởi họ đều là con cầu tự. Đoạn đầu truyện, tác giả giới thiệu:

Kể chuyện chàng Bách Vạn thuở xưa Cùng Viên Ngoại đồng châu sang trọng

Đôi bạn hiền hào phóng văn chương Đều hạng người quyền môn cao quý

Đây chính là lời giới thiệu về đấng sinh thành của Chiêu Đức và Kim Nữ - nhà Bách Vạn và nhà Viên Ngoại. Họ là bạn đồng châu, cùng là lớp người giàu có và cùng chung cảnh:

Cả hai đều quyền vinh tài tử Cùng gia đình hào phú xứng đôi

Cùng thiếu kẻ kế đời nối dõi

Vậy nên, họ rủ nhau đến chùa Lôi Âm xin con. Cảm kích trước lòng thành của đôi bạn, Phật Bà ban cho mỗi gia đình một đứa con:

Cảm thành kính mẹ trời bèn phó Trao cho đôi nam nữ song sa Thân từng cửa theo về tức khắc “Dẫu mỗi người ly biệt khác phương

Sau này kiếp vợ chồng duyên số”

Lại nói về đôi bạn Bách Vạn và Viên Ngoại, sau khi cầu tự nơi chùa Lôi Âm, họ đều nằm mộng được Phật ban cho một đứa con. Vậy nên, họ hẹn ước với nhau rằng:

Hễ sinh hạ bên trai bên gái Cho hợp duyên kết ngãi vợ chồng Cho hợp với lời khôn trong mộng Làm thiêng hỡi đất rộng trời vuông

Tình cờ kết tơ hồng đôi lứa

Chiêu Đức và Kim Nữ ra đời từ đó. Chiêu Đức là con trai một của nhà Bách Vạn, Kim Nữ là con gái yêu nhà Viên Ngoại. Như vậy, nàng Kim Nữ là người có xuất thân, lai lịch quyền quý.

Như vậy, xét về hoàn cảnh xuất thân, chúng ta có thể nhận thấy, hầu hết những người phụ nữ đều có xuất thân từ chốn cao sang. Hoàn cảnh xuất thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ nôm tày (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)