Miêu tả nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ nôm tày (Trang 78 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Miêu tả nội tâm nhân vật

Tác giả Vũ Anh Tuấn cho rằng: “Thậm chí, do ý thức tự giác tộc người trong quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa dân gian, các nghệ nhân (và sau này là các nho sĩ bình dân) bản tộc, ở một mức độ nhất định, họ còn tỏ ra vượt trội các tác giả sáng tác truyện Nôm bình dân của tộc người Kinh trong việc miêu tả, khắc họa tính cách, tâm trạng nhân vật chính trong thế giới nhân vật truyện thơ Tày” [42; 180]. Với nhận định này, chúng tôi đã có thêm một gợi dẫn quan trọng khi nghiên cứu nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật nói chung và nhân vật người phụ nữ vật trong truyện thơ Nôm Tày nói riêng.

Theo đặc trưng thể loại truyện thơ Nôm với kết cấu tự sự - trữ tình, truyện thơ Nôm dân tộc Tày đã bộc lộ chiều sâu tâm lí một cách thuận lợi và rõ nét. Qua từng hồi, từng cảnh, từng biến cố xảy ra, nhân vật lại càng có cơ hội để thể hiện tính cách, tâm trạng của mình. Tâm trạng ấy có thể được miêu tả bằng lời khách quan của người kể chuyện, bằng lời đối thoại giữa các nhân vật hay bằng lời độc thoại của mình. Qua đó, độc giả sẽ cảm nhận được sự sâu sắc, đa dạng, phong phú trong thế giới nội tâm nhân vật.

Trong công trình nghiên cứu Nghiên cứu so sánh các truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh [43], Phạm Quốc Tuấn có khảo sát và chỉ ra 18 câu thơ miêu tả tâm trạng của Cúc Hoa sau 1 năm Tống Trân đi sứ. Trong thời gian này, nàng buồn rầu không thiết ăn uống, thương nhớ chồng

Thân em từng thảm thiết buồn thay Bữa ăn là bữa không cầm bát …Sáng sớm đến chiều tà chiếc lẻ … Khi nào đủ mười năm đổ lại Thân thiếp buồn phiền nhiễu lo toan Mười hai tháng mới vừa xa cách

Chàng thành người nước khác thảm thương

Đoạn độc thoại nội tâm của Cúc Hoa đã khơi gợi sự cảm thương tới người đọc một cách mạnh mẽ. Lòng cảm thương ấy trước hết xuất phát từ tấm lòng của tác giả dân gian. Họ đã thổi vào nội tâm nhân vật một tình cảm sâu nặng, đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh cách xa để nhân vật tự trải lòng cùng bao nỗi sầu tủi, nhớ nhung. Đây là một trong những trạng thái tâm lí hết sức bình thường nhưng đáng trân trọng vô cùng của người phụ nữ. Bên cạnh đó, tiếng nói cảm thương cất lên sâu sắc, thấm thía hơn cả từ chính nhân vật, mà cụ thể ở đây là Cúc Hoa. Nàng nói với Tống Trân hay đang thổn thức với chính lòng mình những nỗi niềm sâu thẳm? Tâm trạng của Cúc Hoa cứ lần lượt xoay vòng từ thương nhớ, mong ngóng, cầu nguyện rồi lại rơi vào trạng thái vô định đếm thời gian trôi. Và cuối cùng, với nghệ thuật khắc họa nội tâm chân thực, nghệ sĩ dân gian và nhân vật của mình đã khơi gợi được sự rung động trong trái tim độc giả. Từng câu từng chữ đều đem đến một cảm nhận về sự đồng cảm, về tính nhân văn. Để rồi, khi chứng kiến 10 năm thủ tiết chờ chồng của Cúc Hoa, ta thêm cảm phục, ngưỡng mộ nàng. Hình tượng người phụ nữ đã đẹp lại càng toàn diện hơn nữa.

Thơ Nôm Tày giai đoạn này còn đề cao tình yêu đôi lứa và trong đó, tình cảm của người phụ nữ được chú trọng đặc biệt. Họ ngợi ca tình yêu vĩnh cửu, lòng thủy chung của người phụ nữ Tày. Họ lí tưởng hóa tình yêu gần như

tương lai. Trong truyện thơ Phạm Tử - Ngọc Hoa, ngay từ phút đầu gặp gỡ của hai nhân vật chính, tác giả dân gian đã ngầm định, đây là mối lương duyên trời ban. Bởi thế, nàng Ngọc Hoa đã đứt ruột tương tư chàng Phạm Tử:

Ngày đêm nàng đứt ruột tương tư Mong được đón nho sĩ lại nhà Nuôi thầy với chàng ta đèn sách Chẳng cho chàng vất vả ăn xin Nhớ nhung cứ bàng hoàng trong dạ Tự nhiên lòng thương nhớ mười phân Trưa tối chẳng nhớ ăn buồn bã

Bữa ăn là có bữa ngủ suông

Nỗi tương tư của Ngọc Hoa dành cho Phạm Tử thật nồng nàn, cháy bỏng. Qua lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng của người phụ nữ này đã hiển hiện rõ nét. Đó là sự nhung nhớ, thao thức, là sự thương xót, đồng cảm và mong muốn được gặp lại người nho sĩ nghèo. Nàng muốn được san sẻ những vất vả cùng Phạm Tử, muốn được giúp đỡ chàng. Nỗi nhớ ấy da diết đến mức trở đi trở lại, quen thuộc như bữa ăn, như giấc ngủ khiến cho nàng thấp thỏm, thậm chí quên ngủ ăn. Qua đó, tác giả dân gian dường như muốn hé mở một dự cảm về cuộc tình bền chặt giữa hai nhân vật và quả thực, những tình cảm thiêng liêng ấy đã giúp họ vượt qua mọi gian khó, khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, nội tâm nhân vật cũng được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong truyện. Qua đây, người phụ nữ không chỉ bộc lộ phẩm chất khéo léo, nhanh trí, thức thời của mình mà còn là hoàn cảnh để độc giả nhận thấy diễn biến nội tâm nhân vật. Trong truyện thơ Lưu Đài - Hán Xuân, khi Chúa đất ngỏ lời bất chính, Hán Xuân đã cất lời tỏ bày về hoàn cảnh như một cách chối từ đầy khôn khéo:

Gửi lời sứ đến nhà hãy nói:

- Tôi là người trần thế dương gian Mới sính chưa sạch thân còn bẩn Thương nhau gửi lời nói phí không Thanh xuân hoa nở bông mới đáng Thực sự tôi không dám hầu người

Lời nói của Hán Xuân mang hai chức năng: vừa là một lời thông báo, từ chối vua Quỷ, thể hiện lòng chung thủy, sự thông minh của nàng. Đồng thời, là một dấu hiệu đặc trưng khắc họa nội tâm nhân vật.

Như vậy, diễn biến tâm trạng nhân vật người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày đã được khắc họa rất rõ nét qua những lời kể chuyện, qua dòng tâm sự hay qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong truyện. Qua thủ pháp nghệ thuật này, các tác giả dân gian đã đem đến cho đời sống tâm lí nhân vật sự phong phú, tinh tế; đem đến cho độc giả những hình dung cụ thể hơn về hình tượng nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ nôm tày (Trang 78 - 81)