CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC I Ổn định lớp: ( 1p)

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 9 HKI mới , 3 cột, rất hay (Trang 29 - 31)

I. Ổn định lớp: ( 1p)

II. Kiểm tra bài cũ: (4p).

? Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta.

? Kể những nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Cho VD để thấy roc vi trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em.

III. Giới thiệu bài mới: 34’

VN là một nước nông nghiệp -Một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á.Vì thế ,đã từ lâu, nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được nhà nước coi là mặt trận hàng đầu.Từ sau đổi mới ,nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn.Để có được những bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực nông nghiệp.Sự phát triển và phân bố của ngành đã có những chuyển biến gì khác trước,ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Hoạt động 1

GV Quan sát bảng 8.1(Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt) hãy:

? Ngành trồng trọt nước ta gồm HS Trình bày

Sản xuất nông nghiệp nước ta đang phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.

---

những nhóm cây trồng nào

? Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp?

? Sự thay đổi nói lên điều gì?

*Tích hợp: Nói về sự ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong sản xuất lúa nước. do đó việc phát triển cây công nghiệp đã phá thế độc canh của cây lúa nước và là một trong những biện pháp BVMT tích cực.

GV Cho HS Quan sát bảng 8.2 (chỉ tiêu sản xuất lúa)

GV Cho HS thảo luận nhóm.

GV nhận xét, kết luận

Nhóm 1: Tính diện tích cây lương thực 1980-2002?

Nhóm 2: Tính năng suất lúa cả năm 1980-2002?

Nhóm 3:Tính sản lượng lúa cả năm 1980-2002?

Nhóm 4:Tính sản lượng lúa bình quân đầu người 1980-2002?

GV: Chuẩn kiến thức

? Cho biết sự phân bố các vùng tròng lúa

GV Cho HS Quan sát hình 8.1 SGK. Cảnh thu họach lúa ở Đồng bằng s. Cửu Long. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển ….

Chuyển ý:Các nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, sản phẩm cây công

HS - Cây lương thực giảm 6,3%(1990-2002)

- Cây công nghiệp tăng 9,2%(1990-2002)

HS Nông nghiệp đang phá thế độc canh cây lúa. Phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới:chuyển mạnh sang trồng các cây công nghiệp hàng hóa để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

HS thảo luận nhóm (3p) rồi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả

TL Tăng 1904 nghìn ha gấp 1,34lần.

TL Tăng lên 24,1 tạ/ha gấp 2,2 lần. TL Tăng 22,8 triệu tấn gấp gần 3 lần. TL Tăng 215kg, gấp gần 2 lần. HS Lúa được trồng ở khắp nơi tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

1. Ngành trồng trọt:

- Ngành trồng trọt có cơ cấu đa dạng.

- Nhiều sản phẩm trồng trọt đã được xuất khẩu như: Gạo, cà phê, cao su, trái cây.

a. Cây lương thực:- Gồm cây lúa và các cây - Gồm cây lúa và các cây hoa màu. Lúa là cây lương thực chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.

- Sản xuất lúa đạt nhiều thành tựu to lớn:

+ Diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người liên tục tăng.

+ Cơ cấu mùa vụ đang thay đổi

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

---

nghiệp đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ. Ở nước ta các cây công nghiệp được phân bố và phát triển trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp. Yêu cầu HS dựa vào bảng 8.3 sgk ? Kể tên các loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở nước ta.

? Nêu sự phân bố cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta.

? Xác định trên lược đồ nơi phân bố của cây cao su, cây cà phê, cây chè chủ yếu?

? Cho biết lợi ích kinh tế của việc trồng cây công nghiệp?

? Tiềm năng của nước ta cho việc phát triển và phân bố cây ăn quả?

? Cây ăn quả phân bố chủ yếu ở đâu? Xác định trên bản đồ?

? Kể tên mộ số loại cây ăn quả trồng ở địa phương em nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung?

? Ngành trồng cây ăn quả nước ta còn những hạn chế gì?

Hoạt động 2

HS trả lời

HS nêu

HS Cây cao su, cây cà phê ở tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

HS Xuất khẩu, nguyên liệu chế biến, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc , bảo vệ môi trường

HS Khí hậu, tài nguyên, chất lượng, thị trường.

HS: Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

HS nêu HS - Sự phát triển chậm, thiếu ổn định - Cần chú trọng đầu tư và phát triển thành vùng sản xuất có tính chất hàng hóa lớn - Chú ý khâu chế biến và thị trường.

b. Cây công nghiệp:

- Cây công nghiệp phát triển khá mạnh. Phân bố hầu hết trên các vùng sinh thái nông nghiệp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu…

- Các cây công nghiệp chủ yếu:

+ Các cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, bông, dâu tằm…

+ Các cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu…

- Hai vùng trọng điểm về cây công nghiệp là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 3. Cây ăn quả:

- Nước ta có nhiều loại quả, trong đó có nhiều loại có giá trị.

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 9 HKI mới , 3 cột, rất hay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w