Các nguồn khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn liberty central saigon riverside​ (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.9 Khái niệm khách du lịch

1.9.1 Các nguồn khách

Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009), có rất nhiều cách phân loại khách khác nhau nhưng chúng đều xuất phát từ nhu cầu của khách khi đi du lịch. Nhu cầu du lịch là một nhu cầu đặc biệt của con người, được hình thành và phát triển trên nền tảng nhu cầu sinh lý (sự đi lại và các nhu cầu tinh thần, nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhu cầu giao tiếp). Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất xã hội. Khi mà hoạt động sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch càng trở nên quan trọng và được ưu tiên giải quyết hàng đầu trong cuộc sống. Khi nhu cầu du lịch trở thành Cầu du lịch tức là khách có khả năng thanh toán, có thời gian rỗi và sẵn sàng đi du lịch, thì nhu cầu của khách du lịch bao gồm: Nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung.

- Nhu cầu thiết yếu trong du lịch: Những nhu cầu của khách du lịch về vận chuyển, lưu trú và ăn uống cần phải được thoả mãn trong chuyến hành trình du lịch.

- Nhu cầu đặc trưng trong du lịch: Những nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, giao tiếp...Việc thoả mãn chúng là mục đích chính của chuyến hành trình du lịch và vì có nhu cầu này mà khách du lịch mới tham gia chương trình du lịch.

- Nhu cầu bổ sung trong du lịch: Những nhu cầu của khách du lịch phát sinh trong chuyến hành trình du lịch về một số dịch vụ như thông tin, tư vấn, giặt là...Việc thoả mãn chúng làm cho chuyến đi hoàn hảo hơn.

Nhu cầu trên là nhu cầu thường trực của khách du lịch trong chuyến hành trình du lịch của mình, tuy nhiên nhu cầu này ở mỗi khách du lịch khác nhau là không giống nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi du khách, phụ thuộc vào phong tục tập quán của vùng hay quốc gia mà du khách cư trú, nhu cầu của khách du lịch còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán, mức giá của các sản phẩm ở nơi đến, phụ thuộc vào sở thích cá nhân của du khách. Để minh chứng cho những điều trên, xin được đơn cử ví dụ: khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là những nhà nghiên cứu về văn hóa- phong tục tập quán thì chương trình du lịch mà họ dự định tham quan sẽ là những địa điểm ghi dấu về những phong tục tập quán đặc sắc và nổi bật của Việt Nam, họ sẽ thích tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chính lý do này khiến các nhà kinh doanh, nghiên cứu du lịch tiến hành công tác phân loại khách du lịch để có thể xác định các nhóm khách có đặc điểm chung, mỗi nhóm này có những nét tương đồng về sở thích, đặc điểm tâm sinh lý, nét văn hóa mà đặc biệt là họ có chung sở thớch trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Việc phân loại khách theo các thị trường khách khác nhau giúp các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính xác thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mình, xác định chiến lược kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp cũng như chính sách marketing hỗn hợp của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai để thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách du lịch ở thị trường tiềm năng của công ty mình.

Khách du lịch có thể được phân chia bởi rất nhiều các tiêu thức rất khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chí mà người phân loại quan tâm, song các tiêu chí thường được sử dụng để phân loại khách du lịch là:

Phân loại khách theo mục đích, động cơ đi du lịch của khách: đây là loại tiêu chí thường được sử dụng do động cơ đi du lịch chính là cơ sở hình thành nhu cầu đặc trưng của khách, nó thúc đẩy con người đi du lịch. Với một vài người đây có thể là nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí sau những thời gian làm việc căng thẳng, song cũng có người tham gia chuyến hành trình du lịch vì lý do tâm linh như đi thăm các đền chùa, các lễ hội truyền thống. Dựa theo tiêu thức này khách du lịch có thể được phân chia ra làm 3 nhóm sau:

Sơ đồ 1.2: Phân loại khách du lịch theo mục đích chuyến đi

(Nguồn: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2009)

 Phân loại khách theo các tiêu thức thuộc về cá nhân:

Cách phân loại này dựa trên cơ sở: Bất cứ một cá nhân nào đều có những hoàn cảnh sống riêng, chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau như môi trường sống, làm việc và những đặc điểm tâm lý thuộc riêng cá nhân đó. Những yếu tố này tác động tới quá trình ra quyết định tiêu dùng một sản phẩm du lịch của khách. Các yếu tố này được chia thành:

+ Nhóm các yếu tố văn hóa: bao gồm các giá trị văn hóa như sự thành đạt, hoạt động hiệu quả và thực hành, tự do, tiện nghi vật chất, trẻ trung, nhân đạo… Các giá trị tiểu văn hóa như văn hóa của các sắc tộc, tôn giáo, địa phương. Văn hóa của các giai tầng xã hội như cá nhân đó thuộc vào giai tầng xã hội nào cũng quyết định đến việc lựa chọn các sản phẩm du lịch của họ.

+ Nhóm các yếu tố thuộc về xã hội: nhóm này bao gồm các nhóm tham chiếu, gia đình, vai trò và vị trí tình trạng của cá nhân trong nhóm (gia đình và tập thể).

+ Nhóm các yếu tố cá nhân gồm: độ tuổi và giai đoạn của chu kỳ sống, nghề nghiệp, phong cách sống, đặc điểm nhân cách, các yếu tố tâm lý như động cơ, cảm

Vui chơi, giải trí

Động cơ đi du lịch Thăm thân Các động cơ khác Công việc Nhiệm vụ Hội họp Kinh doanh Sự kiện thể thao Nghỉ ngơi Mục đích khác Văn hóa Sức khỏe Học tập Quá cảnh Động cơ khác

giác, kinh nghiệm, lòng tin và thái độ. Dựa trên các tiêu thức này có thể phân loại khách như sau.

 Phân loại khách theo tiêu thức nghề nghiệp

Các nghiên cứu cho thấy rằng khách du lịch thuộc các ngành nghề khác nhau có những lựa chọn khác nhau về sản phẩm dịch vụ khi đi du lịch. Bên cạnh đó, các ngành nghề khác nhau thì thời gian nhàn rỗi để thực hiện chuyến đi cũng không giống nhau, thêm vào đó nghề nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều tới đặc điểm tính cách, sở thích của khách du lịch.

 Phân loại khách theo tiêu thức độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống, các đặc điểm tâm lý, thể chất, hoàn cảnh sống đều biến đổi do đó dẫn đến những thay đổi trong khi lựa chọn sản phẩm du lịch.

Ví dụ: Những người trẻ tuổi (16-22) thường thích các chuyến du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí, giao lưu, song lại bị lệ thuộc vào điều kiện kinh tế. Trong khi độ tuổi (22-55) có khả năng kinh tế ổn định song bị rằng buộc bởi công việc, con cái nên bố trí đi du lịch khó khăn, thường là các chuyến du lịch cả nhà. Độ tuổi 55 trở lên có con cái trưởng thành, đã nghỉ công tác, kinh tế ổn định, thời gian nghỉ nghơi nhiều, đây chính là giai đoạn con người đi du lịch nhiều nhất.

 Phân loại khách du lịch theo tiêu thức tâm lý cá nhân

Khách du lịch được phân thành ba loại gồm khách du lịch dị tâm lý, đồng tâm lý và loại trung bình.

- Khách du lịch dị tâm lý luôn tìm kiếm các trải nghiệm mới, thích đi du lịch riêng lẻ đến những nơi còn hoang sơ và họ là những người định hướng cho sản phẩm du lịch mới ra đời.

- Khách du lịch đồng tâm lý trung bình chỉ tiêu dùng các loại sản phẩm du lịch mà họ đã quen, đó trở thành các trải nghiệm của mỗi lần tiêu dùng trước đó, nguyên tắc tiêu dùng của loại khách này là họ biết rõ về sản phẩm do đó họ thường chọn các điểm du lịch nổi tiếng và đi theo đoàn.

- Khách du lịch có tâm lý trung bình có đặc điểm tiêu dùng mang tính phổ biến, đi du lịch với mục tiêu vui chơi giải trí nhằm nâng cao tâm sinh lý và phục hồi sức

khoẻ đây cũng là loại khách chiếm số đông trên thị trường du lịch. Tuy nhiên, trong số khách này có những khách gần với khách đồng tâm lý hoặc dị tâm lý một chút.

 Phân loại khách theo tiêu thức giới tính

Đặc điểm tâm lý của nam, nữ rất khác nhau do đó các nhu cầu về dịch vụ khi đi du lịch cũng rất khác nhau.

Ngoài các cách phân loại trên, khách du lịch cũng được phân loại theo các tiêu thức cụ thể do từng loại thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, khách du lịch ra nước ngoài và nội địa như sau:

Với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, một tiêu thức quan trọng để thống kê khách là phân loại theo thị trường khu vực:

Khách đến từ các khu vực địa lý khác nhau, các quốc gia khác nhau có những điểm rất khác nhau do đặc điểm phong tục, tập quán, truyền thống, tín ngưỡng - tôn giáo, thị hiếu của khách du lịch của các quốc gia rất khác nhau. Những đặc điểm riêng trong lịch sử phát triển của mỗi dân tộc sẽ hình thành nên tính cách dân tộc riêng. Các đặc điểm đề cập trên chi phối đến thói quen tiêu dùng của các sản phẩm du lịch ở nơi đến.

Mỗi quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức khác nhau, mức sống dân cư cũng khác nhau, yếu tố này quyết định khả năng chi tiêu của khách du lịch. Ví dụ hai nước Pháp và Đức là một trong những quốc gia có số khách đi du lịch ra nước ngoài nhiều nhất, khả năng chi tiêu của đối tượng khách du lịch này cũng rất cao.

Phân loại theo tiêu thức này giúp các nhà kinh doanh du lịch có thể đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp với khách du lịch đến từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời có giải pháp lựa chọn các giá trị văn hóa vật chất tinh thần đặc sắc của dân tộc một cách thích hợp giới thiệu để khách du lịch hiểu thêm về dân tộc mình.

Với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam các tiêu thức và động cơ chuyến đi, phương tiện vận chuyển cũng là các tiêu thức có thể sử dụng để bổ trợ cho tiêu thức quốc tịch.

Với khách du lịch ra nước ngoài và nội địa: tiêu thức điểm đến thường được các doanh nghiệp sử dụng. Bởi điểm đến có vai trò quan trọng, nó quyết định chương trình du lịch, hành trình chuyến đi, phương tiện vận chuyển, các dịch vụ giải trí có thể cung

cấp đồng thời phần nào cho biết khả năng thanh toán của khách du lịch. Những vấn đề trên có vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp tổ chức phục vụ và cung cấp các dịch vụ cho khách. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sử dụng tiêu thức phương tiện vận chuyển để phân loại khách, động cơ chuyến du lịch để phân loại khách du lịch ra nước ngoài và nội địa, tuy nhiên không phổ biến như tiêu thức điểm đến.

Ngoài các tiêu thức phân loại khách du lịch chung, cũng như các tiêu thức riêng áp dụng cho thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, khách du lịch ra nước ngoài và nội địa, một số cách phân loại khách khác cũng được áp dụng khi xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch đó là theo các tiêu thức:

- Nguồn đến (tức các kênh phân phối mà khách thông qua đó tìm đến với doanh nghiệp, thông tin quyết định đến tiêu dùng của khách).

- Tiêu thức tổ chức chuyến đi: khách lẻ, khách đi theo đoàn.

- Tiêu thức khả năng thanh toán: khách có mức thanh toán cao, trung bình, thấp. Trong phạm vi chuyên đề này, các nghiờn cứu thị trường khách sẽ sử dụng chỉ tiêu cở bản sau:

- Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tiêu thức chính phân loại thị trường khách theo tiêu thức quốc tịch.

- Khách du lịch ra nước ngoài và nội địa tiêu thức chính là điểm đến.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích có kết hợp một số các tiêu chí khác để bổ trợ cho các tiêu thức trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn liberty central saigon riverside​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)