Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng - thanh toán trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán sao việt​ (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC

2.3. Nội dung của quy trình kiểm toán BCTC nói chung cũng như quy trình kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán nói riêng

2.3.2. Thực hiện kiểm toán

2.3.2.2. Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng - thanh toán trong kiểm toán BCTC

- So sánh chi phí mua hàng của kỳ này với kỳ trước để xem xét tính hợp lý và những biến động bất thường. So sánh khoản phải trả của từng đối tượng năm nay với năm trước, kiểm tra và giải thích những biến động bất thường.

- So sánh thời hạn tín dụng của nhà cung cấp với các niên độ trước, với các thời hạn tín dụng đã thương lượng.

- Phát hiện và trao đổi với khách hàng về sự thay đổi nhà cung cấp chính, thường xuyên và lý do sự thay đổi (nếu có).

b. Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả trong chu trình mua hàng – thanh toán.

- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp chi tiết số dư đầu năm, phát sinh trong năm và số dư cuối năm. Đối chiếu số dư đầu năm, cuối năm giữa báo cáo, sổ cái và sổ chi tiết. Đối chiếu số dư chi tiết đầu năm với số dư chi tiết cuối năm trước.

- Khẳng định số dư bằng cách:

+ Đối chiếu danh sách phải trả nhà cung cấp trên báo cáo với sổ chi tiết và báo cáo mua hàng, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có).

+ Lập và gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp có khoản tiền phải trả lớn và bất thường, nhà cung cấp chính không còn trong danh sách nợ (nhằm phát hiện không có nghiệp vụ nào bỏ sót).

+ Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết, kiểm tra nếu có sự khác biệt.

Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản phải trả sau ngày lập báo cáo tài chính.

+ Xem xét hồ sơ các số dư tồn tại quá lâu.

+ Soát xét lại danh sách các khoản phải trả để xác định xem liệu có khoản nào phải trả bị phân loại đúng hoặc không đúng.

+ Đối với các khoản dư nợ: thu thập và kiểm tra các điều khoản trên hợp đồng mua để đảm bảo rằng các số dư này là hợp lý.

- Kiểm tra số phát sinh:

+ Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải trả, kiểm tra việc hạch toán mua hàng và thanh toán (giá hoá đơn, chi phí thu mua vận chuyển và thuế GTGT đầu vào) nhằm đảm bảo chính sách mua hàng của đơn vị được thực hiện trên thực tế, chọn mẫu các giao dịch…

+ Kiểm tra số phát sinh các khoản phải trả thương mại, phí thương mại, các khoản phải trả liên quan đến bên thứ ba, các khoản cam kết mua dài hạn.

+ Thu thập hợp đồng mua hàng để kiểm tra xem có khoản lãi chậm trả nào phải ghi nhận không?

- Kiểm tra công nợ ngoài niên độ:

+ Kiểm tra chọn mẫu giao dịch sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản phải trả bị bỏ sót.

+ Chọn mẫu các hoá đơn chưa được thanh toán (khoảng một vài tuần sau ngày lập bảng cân đối kế toán) và xem xét liệu các khoản phát sinh đó có liên quan tới công nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo không?

- Đối chiếu giữa việc phân chia niên độ của các khoản phải trả với việc phân chia niên độ của hàng tồn kho.

- Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ. Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số dư cuối kỳ theo quy định.

- Kiểm tra việc trình bày các khoản phải trả trên báo cáo tài chính.

Trên cơ sở đó ta rút ra các kết luận:

+ Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.

+ Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục được thực hiện.

+ Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.

Như vậy, dưới góc độ kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán thì liên quan đến nhiều chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán (như tài khoản tiền, hàng tồn kho, trả trước người bán, tài sản cố định, phải trả người bán…). Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán KTV thường tập trung vào tài khoản hàng tồn kho và phải trả người bán mà chủ yếu là tài khoản phải trả người bán.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán.

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính) Tóm lại, căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Cuối kỳ, kế toán lập bảng

tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán. Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để KTV đối chiếu với sổ cái TK 331.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán sao việt​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)