CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN QUY TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT
4.1. Chuẩn bị kiểm toán
4.1.5. Thiếp lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán
Sau khi tiếp cận để tìm hiểu thông tin chung của khách hàng, công ty bắt đầu tính toán mức trọng yếu để định lượng khi kiểm toán.
a. Thiết lập mức trọng yếu.
Tiêu chí được chọn Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%
Doanh thu 0,5% - 3%
Tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu 2%
- Mức trọng yếu được xác định như sau:
Bảng 4.1. Bảng công thức xác định mức trọng yếu
Mức trọng yếu tổng thể (PM) (PM)=(a)*(b)
Mức trọng yếu thực hiện (MP) (MP)=(PM)*(50% - 75%) Ngưỡng sai sót không đáng kể (e) (e)=(MP)*4% (tối đa)
(Nguồn: Hệ thống chương trình kiểm toán mẫu) Trong đó:
- Giá trị tiêu chí được chọn: gọi là (a)
- Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu: gọi là (b) - Ngưỡng sai sót không đáng kể: gọi là (e)
- PM (Planning Material): KTV phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để bảo đảm rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu của tổng thể được xác định bằng cách lấy một tỷ lệ được quy định nhân với một chỉ số tài chính.
- MP (Monetary precision): “Mức trọng yếu thực hiện: là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với
tổng thể BCTC” (Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán).
Trong giai đoạn này, việc lựa chọn tiêu thức hợp lý để xác định mức trọng yếu là rất quan trọng và phức tạp. Nó dựa trên xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Dự kiến hợp lý mức trọng yếu sẽ xác định lượng bằng chứng thu thập tương ứng phù hợp.
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược nhau: Khoản mục rủi ro kiểm toán cao thì mức sai sót có thể chấp nhận được thấp và ngược lại.
_ Đối với công ty CP AAA: mức trọng yếu được xác định như sau:
Chỉ tiêu Sơ liệu năm 2015
Lợi nhuận trước thuế 29.093.039.807
Doanh thu 930.354.407.727
Tổng tài sản 634.343.079.834
Công ty CP AAA là đơn vị sản xuất kinh doanh thì doanh thu là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và chỉ tiêu này được xem là khá ổn định so với các chỉ tiêu còn lại, đặc biệt đối với chu trình mua hàng - thanh toán nên KTV chọn 1% độ lớn của doanh thu để xác định mức trọng yếu tổng thể:
Chỉ tiêu lựa chọn Năm 2015 Giá trị tiêu chí được lựa chọn Doanh thu 930.354.407.727 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
- Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
- Doanh thu: 0,5% - 3%
- Tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu: 2%
1%
Mức trọng yếu tổng thể (PM) 9.303.544.077
Mức trọng yếu thực hiện: MP=(50%-70%)*PM 50% 4.651.772.039 Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ
qua
4%*MP 186.070.882
Tại công ty TNHH kiểm toán Sao Việt, các KTV không thực hiện việc phân bổ mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản mục. Khi kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán tại công ty CP AAA, nếu KTV phát hiện được sai sót ở một nghiệp vụ nào đó thuộc khoản mục nợ phải trả người bán hay khoản mục hàng tồn kho mà lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (lớn hơn 186.070.882 đồng) thì phải điều chỉnh. Nếu sai sót ở từng nghiệp vụ nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, thì sau khi kiểm toán xong tất cả các khoản mục, KTV cần tổng hợp những sai sót của BCTC sau đó so sánh với mức trọng yếu thực hiện (nhỏ hơn 4.651.772.039 đồng) thì KTV có thể bỏ qua. Nếu các sai sót lớn hơn mức trọng yếu thực hiện thì KTV nên yêu cầu khách hàng điều chỉnh và ý kiến điều chỉnh sẽ được đưa vào biên bản kiểm toán.
_ Đối với công ty TNHH BBB: KTV thực hiện xác định mức trọng yếu tương tự như công ty CP AAA:
Chỉ tiêu lựa chọn Năm 2015 Giá trị tiêu chí được lựa chọn Doanh thu 175.615.036.342 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
- Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
- Doanh thu: 0,5% - 3% 1%
Mức trọng yếu tổng thể (PM) 1.756.150.363 Mức trọng yếu thực hiện: MP=(50%-70%)*PM 50% 878.075.182 Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ
qua
4%*MP 35.123.007
Kết luận: Mức trọng yếu của hai công ty khách hàng đều được KTV xác định dựa trên tỷ lệ ước tính mà bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu cho tổng thể BCTC đã qui định (cụ thể tiêu chí lựa chọn là doanh thu). Tuy nhiên, KTV không phân bổ mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản mục mà chỉ căn cứ vào ngưỡng sai sót có thể bỏ qua để xác định mức trọng yếu.
b. Đánh giá rủi ro kiểm toán
Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và các thành phần của rủi ro kiểm toán:
AR = IR x CR x DR
KTV có thể xác định được rủi ro phát hiện: DR = AR/(IR x CR) Trong đó: AR: Audit Risk: Rủi ro kiểm toán
IR: Inherent Risk: Rủi ro tiềm tàng CR: Control Risk: Rủi ro kiểm soát DR: Detection Risk: Rủi ro phát hiện
Trên cơ sở các thông tin thu thập được về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh, chính sách kế toán áp dụng,... KTV xác định được rủi ro tiềm tàng ở góc độ doanh nghiệp. Và qua đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, KTV có thể đánh giá được rủi ro kiểm soát.
_ Công ty CP AAA: là công ty khách hàng cũ của công ty Sao Việt, thông tin về doanh nghiệp được KTV hiểu biết rừ. Mặc dự, Cụng ty CP AAA cú bộ mỏy quản lý tốt nhưng do qui mô công ty lớn và ngành nghề kinh doanh chủ yếu là nông-lâm-thủy sản, rủi ro về biến động giá cả trên thị trường là rất lớn do đó rủi ro tiềm tàng được đánh giá cao. Còn về HTKSNB đã được KTV đánh giá là hữu hiệu nên rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. Qua đó, KTV đánh giá rủi ro phát hiện của công ty này ở mức độ trung bình.
_ Công ty TNHH BBB: KTV cũng thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với chu trình mua hàng - thanh toán tương tự như công ty CP AAA. Trong năm 2015, tình hình kinh doanh của đơn vị gặp nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của nền kinh tế chung, thị trường cạnh tranh cao hơn nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao.
Và qua việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát của đơn vị thì HTKSNB được đánh giá là đáng tin cậy do vậy rủi ro kiểm soát là thấp. Từ đó, KTV đánh giá rủi ro phát hiện là trung bình.
Qua việc đánh giá thông tin chung và đánh giá HTKSNB, KTV đã rút ra kết luận về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với chu trình mua hàng - thanh toán tại công ty CP AAA và công ty TNHH BBB như sau:
Công ty CP AAA Công ty TNHH BBB
Rủi ro tiềm tàng (IR) Cao Cao
Rủi ro kiểm soát (CR) Thấp Thấp
Rủi ro phát hiện (DR) Trung Bình Trung Bình