Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ Ngân sách nhà nước cho đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do thành phố thái nguyên quản lý​ (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ Ngân sách nhà nước cho đầu tư

đầu tư XDCB

Công tác phân bổ vốn ngân sách cho đầu tư XDCB chịu tác động hai mặt (tích cực và tiêu cực) của nhiều nhân tố chủ quan (từ phía chủ thể quản lý) và khách quan (từ phía khách thể quản lý). Có thể kể đến những nhân tố chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Những quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB

Hai yêu cầu cơ bản nhất của quản lý phân bổ vốn ngân sách cho đầu tư XDCB là: 1) đảm bảo việc tuân thủ những quy định pháp luật và, 2) đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách. Nếu những quy định pháp luật (cả các quy định trực tiếp về quản lý đầu tư XDCB, quản lý ngân sách và cả các quy định có liên quan đến quản lý đầu tư XDCB, quản lý ngân sách) mà mang tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn thì sẽ rất thuận lợi cho hoạt động quản lý đầu tư XDCB và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. Ngược lại, nếu các quy định pháp luật mà chồng chéo, mâu thuẫn, không hệ thống, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn sẽ không chỉ gây khó khăn trong quá trình thực hiện

mà còn phát sinh những mâu thuẫn mới, gây khó khăn cho việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đầu tư, hoạt động đầu tư từ ngân sách sẽ khó mang lại hiệu quả mong muốn.

Thứ hai: Đặc điểm nguồn vốn ngân sách và vốn ngân sách chi cho đầu tư XDCB ở địa phương

Đặc điểm nguồn vốn ngân sách và vốn ngân sách chi cho đầu tư XDCB ở địa phương có ảnh hưởng tới công tác phân bổ vốn ngân sách cho đầu tư XDCB trên các khía cạnh sau đây:

- Quy mô ngân sách địa phương: Quy mô ngân sách địa phương càng lớn, theo đó lượng vốn chi cho đầu tư XDCB từ ngân sách địa phương càng lớn thì công tác phân bổ càng phức tạp. Rõ ràng rằng một địa phương với tổng lượng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách mỗi năm 2-3 trăm tỷ quản lý sẽ đơn giản hơn nhiều so với các địa phương có quy mô vốn ngân sách đầu tư XDCB đến 5-7 ngàn tỷ.

- Khả năng cân đối ngân sách địa phương như thế nào cũng có ảnh hưởng đến việc quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB. Ở những địa phương tự cân đối được ngân sách, không phụ thuộc vào nguồn trợ cấp để cân đối ngân sách từ cấp trên sẽ chủ động hơn trong quản lý chi, chủ động hơn trong việc chọn lựa các mục tiêu đầu tư, trong bố trí vốn đầu tư cho các công trình dự án.

- Đặc điểm nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân bổn vốn đầu tư. Ở các địa phương mà nguồn vốn đầu tư XDCB của ngân sách tương đối đơn gián, chủ yếu là nguồn thu được hưởng theo tỷ lệ điều tiết của ngân sách địa phương thì quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB sẽ đỡ phức tạp hơn so với những địa phương mà vốn đầu tư XDCB từ nhiều nguồn: từ vốn vay ODA (vốn vay ngoài nước), vốn huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình), vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên vv… Bởi vì quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB không chỉ phải đảm bảo các yêu cầu quản lý chi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, về quản lý ngân sách mà còn phải đáp ứng yêu cầu của quản lý đối với từng nguồn vốn. Vôn ODA, vốn huy động có những yêu cầu quản lý riêng theo đặc điểm từng nguồn.

Thứ ba: Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý nhà nước làm chức năng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB

- Công tác phân bổ vốn ngân sách cho đầu tư XDCB phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức và cơ chế vận hành của hàng loạt các cơ quan trong hệ thống quản lý của nhà nước như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban chỉ đạo GPMB, Quỹ Đầu tư

phát triển, Kho bạc nhà nước, các Ban quản lý các dự án, các phòng ban chuyên môn thuộc các sở chuyên ngành… Tùy theo chức năng và nhiệm vụ, mỗi cơ quan này chịu trách nhiệm về một hay một số nội dung có liên quan đến toàn bộ hoạt quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB. Tổ chức bộ máy từng cơ quan, tổ chức và sắp xếp các cơ quan trong toàn hệ thống, sự điều hành, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống vv… sẽ có tác động lớn đến tình hình và kết quả hoạt động quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB .

- Đặc điểm của hệ thống chính trị và năng lực điều hành của bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương tuy không trực tiếp nhưng có ảnh hưởng không ít đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách. Ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị đến quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB thông qua chủ trương phát triển KT - XH, định hướng đầu tư, sự quan tâm của giới chức và sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, sự giám sát của nhân dân vv…

Thứ tư: Năng lực của chủ đầu tư: Chủ đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Theo quy định hiện hành thì việc xác định chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định.Chủ đầu tư được lựa chọn sẽ là người đứng ra thay mặt nhà nước quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách để tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư mà có năng lực thì vốn đầu tư từ ngân sách sẽ được quản lý tốt, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Ngược lại, chủ đầu tư năng lực kém sẽ khó khăn cho việc quản lý, sử dụng vốn đúng quy định, kém hiệu quả, thậm chí để xảy ra tình trạng tham những lãng phí trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Chính vì vậy, việc lựa chọn và giao chủ đầu tư đúng là yếu tố rất quan trọng để quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do thành phố thái nguyên quản lý​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)