5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Hoàn thiện các nội dung phân bổ
4.2.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Đầu tư là một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu đầu tư phải phục vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách có tác dụng kích thích, hỗ trợ để thực hiện các nguồn vốn đầu tư xã hội. Do vậy, công tác kế hoạch hoá không chỉ thực hiện đối với nguồn vốn ngân sách và có tính chất từ ngân sách phải được đặt trong tổng thể kế hoạch đầu tư xã hội.
Quán triệt nguyên tắc tư duy trong chỉ đạo, điều hành từ Chiến lược đến quy hoạch và cụ thể thành kế hoạch trung hạn dài hạn (kế hoạch 5 năm) và kế hoạch hàng năm; coi trọng việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm từ đó cụ thể hóa triển khai thực hiện trong kế hoạch hàng năm. Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, hoàn thành đồng bộ các quy hoạch: Quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch ngành và quy hoạch chi tiết các xã, phường… làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Khai thác có hiệu quả nguồn lực từ giá trị quyền sử dụng đất cho đầu tư phát triển. Tăng cường phân cấp các nhiệm vụ phát triển KT - XH, gắn liền với phân cấp ngân sách và phân cấp quản lý đầu tư cho các cấp phù hợp với năng lực, trình độ quản lý nhằm nâng cao tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của các cấp cơ sở.
4.2.2.2. Làm tốt công tác kế hoạch
Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải được lập và thông báo sớm cho từng dự án trước ngày 01 tháng 01 hàng năm. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi Quốc hội phải thông qua dự toán NSNN trong tháng 10 năm trước, Chính phủ quyết định giao kế hoạch tổng mức vống và cơ cấu vốn cho từng ngành, địa phương
trong tháng 11 năm trước thì Thành phố mới có thể giao kế hoạch vốn cho từng dự án trong tháng 12 năm trước.
Để khắc phục tình trạng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được giao chậm, trong khi chờ Chính phủ giao kế hoạch tổng mức vốn và cơ cấu vốn, thành phố nên chủ động rà soát và lên kế hoạch dự kiến theo kế hoạch 5 năm được duyệt để khi có quyết định của Chính phủ có thể triển khai thực hiện ngay.
Khi quyết định đầu tư phải ghi rõ mức vốn đầu tư hàng năm. Khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm căn cứ vào quyết định đầu tư để bố trí kế hoạch vốn. Chỉ sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án đang thi công dở dang mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Kiên quyết không quyết định đầu tư tràn lan, khi chưa xác định được nguồn vốn để hoàn thành dự án. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư tràn lan, không bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo quy định sẽ phải chịu mức phạt cụ thể (khiển trách, cảnh cáo, cách chức…) Dự án nào không thực hiện được đúng tiến độ thì Ban quản lý dự án phải chịu các mức phạt cụ thể như phạt tiền, cảnh cáo, cách chức…
Việc kế hoạch hóa và bố trí vốn đầu tư hàng năm cần quan tâm bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành trong năm ngay trong dự toán đầu năm để hạn chế kéo dài thời gian thực hiện của các dự án đầu tư so với tiến độ được duyệt và khả năng triển khai của dự án. Hạn chế tình trạng bố trí vốn cao vượt quá khả năng thực hiện cho các dự án lớn và bố trí không đủ dự toán từ đầu năm cho các dự án hoàn thành trong năm để chờ cuối năm mới điều chuyển vốn từ các dự án không thực hiện được cho các dự án này làm cho việc triển khai các dự án rất bị động và phức tạp cho công tác theo dõi, quản lý đầu tư của Thành phố.
Để nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch và dự toán vốn đầu tư các dự án thực hiện, đòi hỏi công tác theo dõi, cập nhật tình hình thực hiện các dự án phải thường xuyên và chặt chẽ, chính xác hơn. Việc xem xét kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm không chỉ chủ yếu kiểm soát về thủ tục đầu tư như hiện nay, mà phải tập trung rà soát tính đồng bộ trong việc hoàn thành các dự án đầu tư để đảm bảo sự đồng bộ trong sử dụng các công trình đầu tư. Để đảm bảo yêu cầu trên đòi hỏi công tác theo dõi, rà soát các công trình, dự án đầu tư phải thường xuyên và chặt chẽ với đầy đủ các thông tin về tính thống nhất, đồng bộ về cả không gian và thời gian của từng công trình đầu tư trong hệ thống các công trình hạ tầng với các công trình xung quanh liên quan. Khi đó đòi hỏi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tổng hợp kế hoạch ở cả các xã, phường và thành phố và sự phối hợp thông tin thường xuyên giữa các cán bộ này.
Một yêu cầu nữa là công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải được làm thường xuyên và phải coi công tác này như là một yêu cầu tất yếu trong hoạt động đầu tư của mỗi chủ đầu tư để chủ động phát hiện những vấn đề phát sinh và có khả năng phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhằm chủ động có các biện pháp bổ sung, điều chỉnh để đảy nhanh tiến độ cũng như góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.
Việc lập dự án cần xác định các nội dung cụ thể:
Xác định sự cần thiết phải đầu tư: trong điều kiện hiện nay ở Thái Nguyên, việc đầu tư vào dự án nào cũng cần thiết. Do đó cần xác định rõ tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư nhằm xác định được thứ tự ưu tiên cho từng dự án.
Xây dựng và ban hành chỉ tiêu suất vốn đầu tư nhằm xác định chính xác chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án, làm cơ sở quản lý chi phí của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với những dự án chưa có suất vốn đầu tư cần xác định rõ phương pháp xác định từng loại chi phí trong tổng mức đầu tư.
Tăng cường các thông tin KT - XH, các dự báo về KT - XH, về cung cầu thị trường trong và ngoài nước, hệ thống hóa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các định mức, tiêu chuẩn, phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án, quyết định đầu tư.
Việc thẩm định dự án phải xác định cụ thể phương pháp thẩm định, tiêu chuẩn để một dự án là khả thi về kỹ thuật, tài chính, KT - XH…
Quy định người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án thay cho việc ra quyết định đầu tư hiện nay vì sau khi các dự án được thẩm định sẽ được trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét ra quyết định đầu tư. So với một dự án đầu tư thì quyết định đầu tư chỉ mới bao gồm những nội dung cơ bản của dự án. Vì thế, để nâng cao hiệu quả của dự án, nên quy định người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án thay cho việc ra quyết định đầu tư như hiện nay. Dự án sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện đầu tư và cũng là căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện đầu tư và hiệu quả của dự án sau đầu tư.
Xác định rõ trách nhiệm của người lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư. Người lập dự án có trách nhiệm giải trình đầy đủ, kịp thời những nội dung liên quan đến dự án đầu tư mà người thẩm định yêu cầu.
Người thẩm định dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người phê duyệt dự án phải chịu trách nhiệm với tư cách là cấp trên của đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thẩm định, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những nội dung chưa được thẩm định.Trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án, nếu đã xin ý kiến của các cơ quan có chức năng của Nhà nước mà được trả lời không đúng hoặc không trả lời thì cơ quan chịu trách nhiệm trả lời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả đầu tư của dự án và về việc thực hiện các quy định trong việc lập, thực hiện dự án. Cơ quan, cá nhân thẩm định, quyết định chịu trách nhiệm khi thực hiện sai các thủ tục quy định.
* Các giải pháp cụ thể:
Một là, Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và cụ thể hóa các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB:
- Rà soát, điều chỉnh các quy định về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư XDCB cho các xã, phường cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH và nhất là phù hợp với năng lực quản lý của các địa phương. Do mới hợp nhất nên điều kiện cụ thể của các địa phương chênh lệch nhau rất nhiều, việc áp dụng thống nhất một cơ chế phân cấp cho các xã, phường như hiện nay là chưa thích hợp. Nên phân chia thành các nhóm xã, phường với các điều kiện khác nhau để có phương án phân cấp quản lý đầu tư phù hợp.
- Nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ điều tiết các nguồn thu ngân sách cho các xã, phường sao cho cố gắng đảm bảo nguồn thu, hạn chế phải cấp bù từ ngân sách cấp trên về để cân đối, để các phường, xã chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ chi trong phạm vi được phân cấp, đồng thời cũng để phát huy tính tích cực, năng động của các phường, xã trong khai thác nguồn thu.
- Thành phố cần xây dựng và kịp thời ban hành quy định của Thành phố theo hướng công khai, rõ ràng, minh bạch, trọng tâm là quy định rõ trình tự, trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện các nội dung công việc, chế tài và quy trình áp dụng chế tài đối với các vi phạm trong lập dự toán và tổ chức thực hiện các dự toán đối với các dự án chuẩn bị đầu tư Thành phố cần xây dựng và kịp thời ban hành quy định của Thành phố theo hướng công khai, rõ ràng, minh bạch, trọng tâm là quy định rõ trình tự, trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện các nội dung công việc, chế
tài và quy trình áp dụng chế tài đối với các vi phạm trong lập dự toán và tổ chức thực hiện chi ngân sách cho đầu tư XDCB.
Hai là, Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết hạ tầng các phường, xã, quy hoạch chi tiết nâng cấp đường Việt Bắc (Giai đoạn 1); Cải tạo hạ tầng khu dân cư phố Cột Cờ, phường Trưng Vương; Cải tạo hạ tầng khu dân cư tổ 5, phường Hoàng Văn Thụ; Cải tạo hồ điều hòa Xương Rồng; Xây dựng trường Mầm non Đồng Quang làm căn cứ triển khai các dự án đầu tư, khai thác một các có hiệu quả nguồn lực từ giá trị quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Triển khai quy hoạch chi tiết các xã, phường khu vực đang và sắp đô thị hoá mạnh để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý đô thị.
Ba là, Nâng cao chất lượng việc lập kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn, đặc biệt là kế hoạch 5 năm. Trên cơ sở đó, chỉ đạo điều hành và cụ thể hoá vào kế hoạch hàng năm. Kế hoạch 5 năm 2016-2020 được chỉ đạo xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện đầu tư 5 năm 2010-2015, từ đó rút ra những vấn đề cần tháo gỡ và dự báo đầy đủ khả năng phát triển cũng nhu huy động và thu hút đầu tư. Việc nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách, các giải pháp cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đề ra có kết quả là một nội dung quan trọng của kế hoạch.
Bốn là, Thành phố và các cấp, các ngành thực hiện luật ngân sách sửa đổi đã giao kế hoạch từ tháng 12 năm trước ngay từ kế hoạch năm 2020. Tuy nhiên cần triển khai thực hiện giao kế hoạch xuống các đơn vị và đăng ký theo quy trình cấp phát vốn với Tài chính, Kho bạc sớm để đảm bảo quỹ thời gian vật chất thực hiện kế hoạch 1 năm đủ 12 tháng theo đúng tinh thần quy định của Luật Ngân sách sửa đổi và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Năm là, Tuân thủ các quy định về điều kiện, thủ tục ghi kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư XDCB theo nghị định 52/CP, 16/CP và 112/CP và thông tư 33/BTC về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các thông tư hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư. Cụ thể:
Các dự án bố trí vốn cho các dự án khảo sát, quy hoạch phải có quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, quy hoạch của cấp có thẩm quyền, có dự toán chi phí công tác khảo sát, quy hoạch.
Các dự án chuẩn bị đầu tư phải có trong quy hoạch được duyệt hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư.
Các dự án ghi vốn chuẩn bị thực hiện phải có quyết định phê duyệt dự án đầu tư trước 31-10 năm trước và có dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện. Riêng giải ngân ngân kinh phí đền bù GPMB, tiếp tục thực hiện cơ chế cho phép cấp phát vốn GPMB các dự án được giao kế hoạch thực hiện theo tiến độ thực tế, không phụ thuộc mức vốn giao cụ thể của từng dự án nhưng không vượt quá mức chi cho đền bù GPMB trong tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án ghi vốn thực hiện phải có TKKT-TDT được duyệt. Đối với các dự án nhóm A,B nếu chưa có TKKT-TDT được duyệt nhưng trong quyết định đầu tư ghi rõ mức vốn cho từng hạng mục và hạng mục công trình thi công trong năm đã có thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt ; các dự án nhóm C phải có TKKT-TDT được duyệt.
Sáu là, Về kế hoạch bố trí ứng ngân sách và thu hồi vốn ngân sách ứng cho các dự án xây dựng quỹ nhà tái định cư GPMB. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ứng cho các dự án xây dựng quỹ nhà tái định cư; Thành phố chỉ đạo việc xây dựng, ban hành quy chế ứng cấp phát và thu hồi để quay vòng sử dụng nguồn vốn này (Ngân sách ứng để xây dựng quỹ nhà tái định cư, người dân sử dụng tiền đền bù để mua nhà tái đinh cư) cho các dự án xây dựng quỹ nhà tái định cư. Qua nghiên cứu, đề tài đề xuất giao Quỹ hỗ trợ phát triển nhà ở (sau này là Quỹ phát triển đô thị Thành phố) thực hiện nhiệm vụ này. Chỉ đạo trong 2 năm 2019-2020, đẩy mạnh xây dựng quỹ nhà tái định cư, thường xuyên có khoảng 500 căn hộ để quay vòng cho năm sau.
Bảy là, Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu KT - XH trong đó có hệ thống