5. Kết cấu của luận văn
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những tồn tại và hạn chế trong quản lý hoạt động phân bổ ngân sách cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý ?
- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phân bổ NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý?
- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đề tài, trong quá trình thực hiện luận văn, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu văn bản, chính sách, báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và nguồn số liệu thống kê.
Tổng quan tư liệu hiện có về các dự án đầu tư XDCB đã được đăng tải trên các báo cáo tổng kết, báo cáo vốn, báo cáo đầu tư hàng năm, kết quả các cuộc điều tra của các đơn vị, tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các vị lãnh đạo, nhà quản lý trong lĩnh vực XDCB.
Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý, các sở ban ngành liên quan, đơn vị thi công trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Số liệu cụ thể được thu thập chủ yếu qua cơ quan kế hoạch đầu tư, báo cáo quyết toán hàng năm do UBND thành phố phê duyệt:
+ Tổng số dự án được phê duyệt trong năm; + Kế hoạch vốn được giao trong năm;
+ Giá trị khối lượng thanh, quyết toán trong năm;
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Ngoài phương pháp trên, tôi đã thu thập ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực XDCB như: Sở Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Giao thông, Kho bạc Nhà nước, Phòng Công thương, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố, chuyên viên văn phòng UBND thành phố. Để làm căn cứ cho việc đưa ra
các kết luận một cách đầy đủ nhất, có căn cứ thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tiễn, khả thi, có sức thuyết phục cao, từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng, khắc phục những yếu tố đó nhằm hoàn thiện công tác phân bổ NSNN cho các dự án đầu tư XDCB do thành phố Thái Nguyên quản lý.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể.
Phương pháp thống kê sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả đầu tư chung
- Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP và tốc độ tăng GDP. Như vậy, hệ số ICOR cho biết để GDP tăng 1% thì tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP phải cần bao nhiêu %; để có một đồng tăng trưởng kinh tế thì cần bao nhiêu vốn đầu tư hoặc để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư. Hệ số ICOR được tính bằng công thức sau:
ICOR = I/GDP/GDP Trong đó:
I/GDP: là tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP
GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP
Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu VĐT theo các mô hình kinh tế.
Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR, chúng ta thấy rõ sự gia tăng VĐT đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng GDP. Chỉ tiêu ICOR ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp; ICOR trong giai đoạn
chuyển đổi cơ chế chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụng năng lực sản xuất. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
- Hệ số thực hiện VĐT:
Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng VĐT bỏ ra với giá trị các TSCĐ (kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức sau:
H0 = FA/I Trong đó:
H0: Hệ số thực hiện VĐT
FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ I: Tổng mức VĐT trong kỳ
Theo cách tính này, hệ số thực hiện VĐT càng lớn biểu hiện hiệu quả VĐT càng cao.
* Nhóm chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả đầu tư cho từng dự án
Đo lường và đánh giá hiệu quả VĐT ở tầm vi mô là hiệu quả của từng dự án đầu tư, là trọng tâm của việc đo lường và đánh giá hiệu quả VĐT. Các nhà kinh tế học hiện nay thường dùng một số chỉ tiêu sau:
- Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian khai thác dự án (thường tính bằng năm) mà toàn bộ các khoản thu nhập do dự án mang lại có thể bù đắp đủ toàn bộ VĐT của dự án, số tiền thu hồi này không bao gồm lãi suất phát sinh trả cho việc sử dụng vốn ứng trước. Thời gian hoàn vốn được tính bằng công thức:
T= n i n i Ki Li Vi 1 1 i= 1,n Trong đó:
Vi: Số VĐT ứng trước năm i
Li: Lợi nhuận ròng bình quân đến năm thứ i Ki: Khấu hao TSCĐ bình quân đến năm thứ i
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net present Value - NPV)
Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.
NPV= n i i r Ci Bi i 0 (1 )
Hay NPV = n i i n i i r r Ci Bi 0 0 (1 ) (1 ) 1 1 Trong đó:
Bi: Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thu bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..) ở năm i
Ci: Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi phí đầu tư, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả, thuế và trả lãi vay..) ở năm i
r: tỷ suất chiết khấu
n: số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i: Thời gian của dự án (i=0,n).
Nếu dự án có NPV > 0 thì dự án khả thi về mặt tài chính.
Nếu phải lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong nhiều phương án đầu tư khác nhau thì phương án được chọn là phương án có NPV lớn nhất và không âm (các phương án đầu tư có cùng thời kỳ phân tích). Trong trường hợp các phương án đầu tư có các thời kỳ phân tích khác nhau thì trước khi so sánh cần phải đưa chúng về cùng thời kỳ phân tích.
Nhược điểm của chỉ tiêu này là phải đưa vào lãi suất chiết khấu được lựa chọn. Lựa chọn lãi suất chiết khấu rất phức tạp vì có nhiều cách thức và mỗi cách thức kết quả khác nhau. Thông thường lãi suất chiết khấu được xác định bằng lãi suất vay vốn trên thị trường vốn (vốn dài hạn, vốn ngắn hạn, vốn cổ phần..) có kể đến các yếu tố rủi ro.
Ngoài ra, chỉ tiêu NPV còn có nhiều nhược điểm như tính toán phức tạp, chỉ đúng trong thị trường vốn hoàn hảo...
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Return - IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó giá trị tương đương của dòng tiền hiệu số thu chi (NPV, NAV, NFV) của dự án bằng 0. Như vậy để tìm chỉ tiêu IRR người ta giải các phương trình tương ứng NPV = 0, NAV = 0, NFV = 0 với nghiệm là r. Tuy nhiên việc giải các phương trình trên bằng phương pháp giải tích là không thể khi số năm hoạt động n của dự án lớn hơn 2. Vì vậy, người ta phải sử dụng phương pháp thử dần gần đúng để giải ra IRR trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu NPV và lãi suất chiết khấu r.
- Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí được tính theo công thức:
B/C = n i i i n i i i r C r B 0 0 ) 1 ( ) 1 ( Trong đó:
Bi: Lợi ích trong năm i r: Lãi suất chiết khấu
n: Tuổi thọ kinh tế của dự án
Ci: Chi phí của dự án đầu tư ở năm i Kết quả tính được từ công thức trên:
Nếu B/C ≥ 1: Phương án (dự án) đầu tư đáng giá Nếu B/C <1: Phương án (dự án) đầu tư không đáng giá
Ưu điểm của chỉ tiêu B/C giúp ta thấy mức lợi ích của một đồng chi phí, nhưng nhược điểm là không cho biết tổng số lãi ròng thu được. Có những dự án B/C lớn, nhưng tổng lãi ròng vẫn nhỏ và việc tính suất chiết khấu r phức tạp.
- Điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm có mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án không bị thua lỗ trong năm hoạt động bình thường.
+ Điểm hoà vốn tính bằng sản lượng: Q0= v p f Trong đó: f: Tổng chi phí cố định của dự án.
v: Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm p: Giá đơn vị sản phẩm
Q0: Sản lượng hoà vốn
+ Điểm hoà vốn tính bằng mức doanh thu R0=Q0.P0 = v p f R0= v p f 1
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
DO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN QUẢN LÝ
3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những thành phố lớn ở miền Bắc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 189,705 km2 và dân số trên 330 nghìn người. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.
Kinh tế
Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liêu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.
Về Y tế
Thành phố là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như:
+ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (1000 giường)- Là bệnh viện tuyến Trung ương
+ Bệnh viện A (850 giường)- Là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh + Bệnh viện Gang Thép (500 giường) - Là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh + Bệnh viện Mắt
+ Bệnh viện Trường Đại học Y - Trực thuộc Đại học Y Dược Thái Nguyên + Bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Nguyên
+ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
+ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thái Nguyên (300 giường) + Bệnh viện Đa khoa Việt Bắc