Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Pác Nặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4 Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Pác Nặm

tỉnh Bắc Kạn.

Mộtlà: Quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia: quá trình kiểm soát liên quan đến nhiều bên. Vì vậy, khi xây ra các sai phạm cần phải quy trách nhiệm cho đúng, thêm vào đó với trách nhiệm rõ ràng thì các bên sẽ tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Với mức độ pháp lý hoá này thì hiệu lực và trách nhiệm thi hành của các sử dụng nguồn vốn NSNN và cơ quan kiểm soát chi sẽ thực hiện nghiêm túc

và hiệu quả hơn rất nhiều. Với phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí đầu tư XDCB dự án không được phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau cũng như toàn xã hội. Từng bước hoà nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế hành nghề chuyên gia định giá, thành lập hiệp hội quản lý chi phí và giá xây dựng. Xu hướng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế hoạch dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư từ nguồn NSNN nói riêng.

Hai là: Trìnhđộ củacán bộkiểm soátchi đầu tư XDCBphải đượcchuyên mônhóa,đào taohợplý,bốtríđúngngười,đúngviệc phùhợpvớikhảnăngvà trình độchuyên mônnghiệp vụcủa cán bộ. Cán bộ kho bạc cần được cập nhật kiến thức, sử dụng các phương tiện cũng như cách thức mới để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thêm vào đó các thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi nếu không được bổ sung thì rất khó để phát hiện những gian lận đó. Bởi vậy, nâng cao trình độ là một việc rất quan trọng đối với mỗi cán bộ trong ngành KBNN. Bên Kạnh đó, KBNN cũng khuyến khích cán bộ tự nâng cao trình độ của mình bằng cách tham gia các lớp học về nghiệp vụ chuyên môn cũng như tự học hỏi từ đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm lâu năm.

Balà,xâydựngbộmáyquản lýđiều hành,quảnlývốnđầutưXDCBNSNN phânđịnhtráchnhiệmrõràng,thựchiệnnghiêmtheo luậtphápquyđịnh.

Đối với KBNN việc kiểm soát thanh toán trên cơ sở căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ, được cung cấp thông tin về giá cả xây dựng ngay từ đầu. Quy định rõ về việc kiểm soát thanh toán theo những nội dung cụ thể theo dự toán năm, nghiệm thu, trách nhiệm chuyển tiền và thời hạn giải quyết công việc thanh toán. Nhìn chung trách nhiệm KBNN trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hợp lý, rõ ràng, thuận tiện và dễ thực hiện.

Bốn là: Phải kiện toàn bộ máy làm hoạt động kiểm soát chi ĐT XDCB.

Đảm bảo bộ máy đủ biên chế, đáp ứng yêu cầu đề ra nhất là cán bộ ở KBNN cấp huyện, xây dựng nội dung kiểm soát chi chặt chẽ, hoàn thiện quy trình kiểm soát thống nhất và đồng bộ đáp ứng với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Nămlà: Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, gặp mặt các nhà đầu tư. Thông qua các buổi gặp mặt, tọa đàm kho bạc nhà nước sẽ nắm bắt được những phản ánh những khó khăn nhà đầu tư gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là căn cứ để KBNN cấp huyện có những kiến nghị sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Pác Nặm, Bắc Kạn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn nói riêng?

- Giải pháp nào giúp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB; các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước; Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Số liệu về tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Pác Nặm, Bắc Kạn qua báo cáo các năm 2016, 2017, 2018. Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của Hội đồng nhân dân huyện , Phòng Tài chính kế hoạch huyện Pác Nặm.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

kiến của đơn vị sử dụng ngân sách về quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB, trình độ cán bộ kiểm soát chi NS qua Kho bạc Nhà nước Pác Nặm.

Để thu thập thông tin tác giả lập phiếu điều tra với đối tượng là đơn vị sử dụng ngân sách và kiểm soát chi NS qua Kho bạc Nhà nước Pác Nặm quản lý.

Chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra là các đơn vị sử dụng NSNN có thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Pác Nặm. Mỗi đơn vị sẽ thực hiện một mẫu phiếu điều tra.

- Chọn đối tượng điều tra: Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các đối tượng điều tra với quy mô mẫu được xác định như sau: Các chủ đầu tư có quan hệ tới đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Pác Nặm. Tính đến thời điểm 31.12.2018 trên địa bàn huyện Pác nặm có 178 chủ đầu tư. Với số lượng này tác giả tiến hành điều tra tổng thể.

- Nội dung điều tra: các thông tin, số liệu có liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Pác Nặm, Bắc Kạn.

- Công cụ điều tra: thu thập số liệu, tư liệu sơ cấp, gồm: các phiếu khảo sát, bảng hỏi đối với hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được tác giả chuẩn bị từ trước (Phụ lục 01)

- Phương pháp điều tra:

Đối với chủ đầu tư có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước Pác Nặm: tác giả điều tra bằng phương pháp trả lời qua email đối với các chủ đầu tư (gửi email mẫu phiếu khảo sát và bảng hỏi cho các chủ đầu tư). Chủ đầu tư căn cứ vào các nội dung điều tra trong bảng hỏi và trả lời; sau đó gửi lại thông tin cho tác giả (qua email), tác giả dựa vào thông tin trả lời được ghi nhận vào bảng hỏi để thu thập dữ liệu điều tra.

- Thời gian điều tra: Khảo sát được tiến hành trong thời gian từ tháng 01/03/2019 đến 29/03/2019.

- Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi mục đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Cụ thể:

Điểm 1 2 3 4 5

Ýnghĩa Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý - Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau:

Giá trị khoảng cách =

(5-1)

= 0,8 5

-Bảng 2.1: Mức đánh giá, khoảng điểm và ý nghĩa

Mứcđánhgiá Khoảngđiểm Ýnghĩa

5 4,21 - 5,0 Rất tốt

4 3,41 - 4,20 Tốt

3 2,61 – 3,40 Khá

2 1,81 – 2,60 Trung bình

1 1,00 – 1,80 Kém

-Nguồn: theo số liệu tổng hợp tác giả

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel và sử dụng các hàm tính tổng Sum và hàm tính giá trị trung bình Average và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu phương pháp sử dụng bảng thống kê để tổng hợp thông tin.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn với mục đích: Nghiên cứu tiến hành so sánh các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu, xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu đó qua các năm từ đó thấy được xu thế thay đổi của hoạt động kiểm soát chi.

Thông qua phương pháp so sánh, sẽ giúp ta có được các kết luận và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Bắc Kạn theo từng năm nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp phân thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả cho phép trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình đánh giá mức độ đồng ý đối với từng yếu tố và sự đồng ý chung tác giả quy ước:

Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

- Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.

- Phần 2 Đánh giá của các đơn vị về hoạt động kiểm soát chi tại KBNN Pác Nặm về nguồn nhân lực; quy trình thủ tục; tính công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm soát chi tại KBNN.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ của KBNN

* Tỷ lệ hoàn thành công việc

Tỷ lệ hoàn thành công việc =

Số công việc hoàn thành Số công việc được giao

Tỷ lệ này càng cao càng tốt, nó thể hiện khả năng thực hiện công việc được giao của cán bộ, công chức đang làm việc tại Kho bạc Nhà nước Pác Nặm

* Tỷ lệ công việc cải cách thủ tục hành chính

Tỷ lệ công việc cải cách thủ tục

hành chính =

Số công việc cải cách thủ tục Tổng số công việc

Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Xu hướng cải cách thủ tục hành chính ngày càng sâu rộng. Điều này giúp công việc được hoàn thành tốt hơn, hiệu quả công việc được nâng lên, thời gian thực hiện công việc được giảm đi.

* Tỷ lệ công việc hoàn thành trước thời hạn

Tỷ lệ công việc hoàn thành

trước thời hạn =

Số công việc hoàn thành trước thời hạn

Tổng số công việc hoàn thành Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ đang hoạt động tại KBNN huyện Pác Nặm. Nếu chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh được thời gian và chất lượng hoàn thành công việc được giao.

2.3.2. Chỉ tiêu phân tích nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB qua kho bạc nhà nước nhà nước

* Dư kế hoạch vốn

Số dư KH vốn = Số KH vốn giao – Khối lượng XDCB hoàn thành

Quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua kho bạc nhà nước giúp phát hiện ra các sai phạm, bên kạnh đó là tiến độ thực hiện các dự án. Đây cũng là cơ sở để giúp các dự án có thể tiết kiện được vốn, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. * Chỉ tiêu về từ chối thanh toán:

Số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát chi đầu tư XDCB

=

Giá trị khối lượng hoàn thành chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị thanh toán

-

Giá trị khối lượng hoàn thành KBNN chấp nhận thanh toán

Chỉ tiêu này đánh giá kết quả kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN. Số tiền từ chối thanh toán càng lớn càng chứng tỏ rằng hoạt động kiểm soát của

KBNN là chặt chẽ. Phát hiện ra được các sai phạm, các thiếu sót nên đã cương quyết không thanh toán.

* Tỷ lệ sai phạm được phát hiện

Tỷ lệ DA sai phạm được phát hiện =

Số DA sai phạm Tổng số dự án thực hiện Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Quá trình quản lý chặt chẽ, các nhân viên của kho bạc có trình độ cao, có kiến thức và trách nhiệm sẽ phát hiện được các thủ đoạn của các chủ đầu tư nhằm sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát lãng phí. Phát hiện càng nhiều thì càng có nhiều ngăn chặn sai phạm.

* Tỷ lệ dự án được quyết toán đúng thời hạn

Tỷ lệ DA quyết toán đúng thời hạn =

Số DA quyết toán đúng hạn Tổng số DA được quyết toán Việc quản lý vốn đầu tư XDCB thông qua kho bạc nhà nước cũng góp phần kiểm soát về tiến độ thực hiện của các dự án. Nếu quá trình kiểm soát được hiệu quả sẽ giúp cho nhiều sự dự án có thể quyết toán đúng thời hạn và ngược lại.

* Tỷ lệ món chi được quyết toán

Tỷ lệ món chi được quyết toán =

Số món chi được quyết toán Tổng số các món chi

Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Trong quá trình kiểm soát giúp phát hiện các sai phạm của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Với việc phát hiện như này sẽ góp phần ngăn chặn các ý định cũng như khả năng tiếp tục vi phạm pháp luật về việc sử dụng vốn NSNN. Do vậy, tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ việc kiểm soát ngày càng tốt hơn.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PÁC NẶM

3.1. Khái quát về kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm

3.1.1. Lịch sử phát triển KBNN Pác Nặm

Cùng với sự trưởng thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn. Ngay từ khi thành lập huyện Pác Nặm năm 2003, Kho bạc Nhà nước Pác Nặm cũng được thành lập theo Quyết định số 173/2003/QĐ-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính V/v thành lập Kho bạc Nhà nước Pác Nặm trực thuộc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, phục vụ cho các hoạt động trên địa bàn và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/6/2006 theo Quyết định số 291/QĐ-KBNN ngày 24 tháng 4 năm 2006 của Tổng giám đốc kho bạc nhà nước V/v quy định thời gian hoạt động chính thức của KBNN Pác Nặm trực thuộc KBNN Bắc Kạn.

Trong những năm qua, KBNN huyện Pác nặm đã đạt được một số thành tích quan trong như thực hiện tốt việc kiểm soát chi các khoản từ NSNN thông quan KBNN, luôn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng với các cơ quan thu NSNN để tăng nguồn thu NSNN…. Ngoài ra, KBNN cũng đã thực hiện tốt các quy định về chi NSNN, đáp ứng nhu cầu chi và kiểm soát chi, tránh thất thoát lãng phí, KBNN luôn đề cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí NSNN.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)