Nhóm giải pháp về hiện đại hóa công nghệ Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 87 - 89)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Nhóm giải pháp về hiện đại hóa công nghệ Kho bạc Nhà nước

4.2.4.1. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại và đồng bộ

Công nghệ thông tin phát triển điều này đã giúp cuộc sống con người có nhiều thay đổi, những cũng vì vậy mà nhiều đối tượng lợi dụng để có những

hành vi làm tổn hại đến người khác và cho xã hội. Vì vậy nhiều cơ quan doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đối với ngành kho bạc nhà nước hiện này cũng cần có nhiều thay đổi đó là: xây dựng được hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo tính bảo mật cao cũng như chất lượng phải được nâng cao đó là: nhanh và ổn định, có thể truyền tải một lượng lớn thông tin đến trung tâm và các cơ sở.

Những cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là những người cần được cập nhật thông tin để có thể đưa ra những quyết sách nhanh chóng, để các đơn vị không phải trong tình trạng chờ đợi cấp trên giải quyết. Thêm vào đó là việc đào tạo nhân viên sử dụng thành thạo các phần mềm, đồng bộ hóa các phần mền đang được sử dụng để có thể thống nhất cách thức thực hiện đặc biệt là hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước.

Để quản lý được hiệu quả cần có sự chia sẻ thông tin thì kho bạc nhà nươc cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn khác như tài chính, thuế... để có thể triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý chi ngân sách nhà nước. Thông qua việc này có thể nâng cao được chất lượng quản lý chi từ NSNN thông qua Kho bạc nhà nước: đối chiếu sổ sách, đối chiếu các khoản thu chi...điều này giảm bớt các gian lận làm thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước.

4.2.4.2. Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, để có thể quản lý tốt các công việc nói chung và các công việc trong lĩnh vực kho bạc lại càng cần thiết vì điều này ảnh hưởng nhiều đến thời gian thực hiện các công việc cũng như hiệu quả của công việc được giao. Trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào hạn chế được sử dụng tiền mặt trong các giao dịch vì điều này ảnh hưởng đến quá trình kiểm lượng tiền lưu thông trên thị trường. Hiện nay nhà nước đã có nhiều khuyến khích trong quá trình sử dụng

tiền mặt như chuyển khoản, giảm chi phí giao dịch liên ngân hàng, chính sách bảo mật thông tin cá nhân khi giao dịch với ngân hàng nhưng vẫn chưa có các quy định rõ ràng về những đối tượng và trường hợp bắt buộc không sử dụng tiền mặt. Với tâm lý e sợ, chưa thực sự tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nên việc kiểm soát lưu thông tiền mặt gặp nhiều khó khăn và điều này cũng gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát của KBNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Cần xây dựng Luật thành toán , theo đó có những chế tài đủ mạnh để bắt buộc các đơn vị, các đối tượng sử dụng NSNN có những điều kiện bắt buộc việc mở tài khoản và nhận lương qua tài khoản mở tại ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng chi tiền mặt từ NSNN, kiểm soát được thu nhập để nhằm hạn chế các tiêu cực và đó là cơ sở để thực hiện các thanh toán thực hiện thuế thu nhập cá nhận được tốt hơn. Bên Kạnh đó là phải xây dựng các quy định bắt buộc các đơn vị phải thực hiện thanh toán và chuyển các khoản chi tiêu thường xuyên từ NSNN thông qua ngân hàng nhằm hạn chế các khoản sử dụng tiền mặt. Ngoài ra đưa ra các quy định về số lượng tiền giao dịch bắt buộc sử dụng tiền mặt, tránh trường hợp các giao dịch sử dụng lượng tiền mặt quá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)