Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và luật pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 80 - 84)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và luật pháp

4.2.1.1. Xây dựng hệ thống các văn bản quy định quản lý cơ chế quản lý của KBNN về chi NSNN

Luật Ngân sách nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng trong việc phân bổ nguồn ngân sách nhà nước. Đối với các khoản chi NSNN cần được căn cứ vào nguồn các quy định của nhà nước. Hiện nay các văn bản quy định các đối tượng được cấp phép cho đầu tư XDCB vẫn chung chung không chỉ rõ những đối tượng nào thì được đầu tư vào lĩnh vực nào, hạn mức đầu tư cho các đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, cơ chế xin cho vẫn diễn ra thường xuyên, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quản lý các khoản chi.

Đứng trước thực trạng đó việc hoàn thiện hệ thống các quy định về các khoản chi, đối tượng được thụ hưởng cần nhanh chóng được thực hiện. Việc sửa đổi này cần thực hiện một cách khoa học và đồng bộ đó là:

+ Căn cứ vào các kiến nghị của cấp dưới về các sửa đổi của các đơn vị cấp dưới về các quy định pháp luật. Từ các kiến nghị đó, cấp trên tập hợp và gửi cấp có thẩm quyền để sớm có những sửa đổi kịp thời.

+ Đối với các cấp có thẩm quyền trong việc ban hành cơ chế pháp lý thì trước hết các cấp cần phải thực hiện việc tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực để xem xét đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai để có được những điều chỉnh phù hợp với phát triển trong tương lại. Sau khi đã có những sửa đổi và hoàn thiện văn bản thì cần gửi cho các cơ quan thực thi xem xét và đánh giá các văn bản đó. Các cơ quan sẽ có phản hồi từ đó các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và thay đổi phù hợp với thực tế. Bên Kạnh đó, quá trình kiểm

soát đảm bảo cấp phát đúng, cấp đủ nhằm loại bỏ các tiêu cực và sử dụng NSNN đúng mục đích.

Bằng những lỗ lực trong việc cải cách các thủ tục hành chính, nhiều chính sách đã được cải thiện và giảm được những bất cập nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.

+ Hiện tại các văn bản chưa quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng nên khi thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm các đối tượng nhưng các đối tượng sẽ loanh quanh đổi lỗi trách nhiệm cho người khác. Bên Kạnh đó, trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị cũng không rõ ràng nên đây là khe hở để gây thất thoát lãng phí cho NSNN.

- Hiện nay quá trình và thủ tục quá trình kiểm soát quá trình chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác công khai minh bạch và đảm bảo đầy đủ được các thủ tục pháp lý mà các văn bản pháp lý quy định. Trong quá trình kiểm soát các khoản chi từ KBNN giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các khoản chi đảm bảo việc quản lý chặt chẽ tránh gây lãng phí và thất thoát lãng phí.... Việc kiểm soát đảm bảo việc thực hiện các công trình, hạng mục công trình đúng tiến độ, đúng mục đích đề ra, đúng định mức quy định và các quy định hiện hành. Bên Kạnh đó, quá trình kiểm soát cần phải nhanh gọn và chặt chẽ đảm bảo việc thực hiện các công trình hạng mục công trình. Nếu kiểm tra quá chặt chẽ sẽ dẫn đến tiến độ thực hiện cũng như chất lượng công trình như đã cam kết.

4.2.1.2. Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi NSNN.

Các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, hằng năm xây dựng dự toán chi dựa trên các quy định về định mức, các quy định về nhiệm vụ và mục

tiêu được giao. Thêm vào đó là đơn giá thực hiện các công việc do nhà nước giao.

Hiện nay, giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra thường xuyên thay đổi, nhiều quy định về chi phí đã không còn phù hợp. Nhiều đơn vị để thực hiện mục tiêu đã cam kết, tìm mọi cách gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước như chi thiếu, chi không đúng, chi không có giấy tờ... Do vây, để đảm bảo việc thực hiện được tốt, trước hết đó là cần sử đổi các định mức về chi cho phù hợp với tình hình thực tế. Với cơ chế chính sách tốt, đảm bảo cuộc sống của cán bộ nhân viên, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế sẽ giảm được các khoản gây thất thoát.

Trong quá trình xét duyệt các khoản chi cũng cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, giá cả trên thị trường hiện nay. Nhiều đối tượng lợi dụng sự thay đổi giá để xin cấp thêm ngân sách để thực hiện hoặc lựa chọn thời điểm thực hiện các công trình hạng mục công trình với lúc không thích hợp như: xây dựng vào mùa mưa bão, xây dựng tập trung vào giai đoạn cuối năm: đây là giai đoạn giá cả yếu tố đầu vào thay đổi thất thường, các đơn vị đẩy giá lên cao. Bên Kạnh đó nhiều đối tượng cố tình xây dựng vào mùa mưa bão để đổi lỗi cho các rủi ro thiên tai ảnh hưởng chất lượng công trình.

Do vậy, trong quá trình xem xét chế độ, chính sách cần phải cân nhắc thật kỹ những chính sách mà các đối tượng lợi dụng để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp.

4.2.1.3. Xây dựng, thực hiện cam kết chi đối với đơn vị thụ hưởng NSNN

Xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, các tiêu chuẩn trong nước cũng cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước thông qua KBNN cũng cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, Bộ tài chính đã đưa ra thông tư 113/2018 về việc hướng dẫn việc quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN thông qua KBNN. Tại thông tư đã đề cập đến đó là việc kiểm soát các yếu tố đầu vào được chuyển sang kiểm soát các

yếu tố đầu ra, kết quả đầu ra phải phù hợp với các nhiệm vụ, các chương trình của nhà nước.

Hiện nay KBNN đang thực hiện quyết định số 4377/QĐ- KBNN ‟Về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước” điều này đã tạo điều kiện tốt trong việc kiểm soát các khoản chi. Bên Kạnh đó, để thêm có tính nghiêm minh cần thực hiện một số những điều như sau:

+ Rà soát chặt chẽ tiến độ thực hiện các khoản chi, cần lập báo cáo hàng tháng, hàng quý đối với các đơn vị sử dụng NSNN để KBNN kiểm soát các khoản chi. Trong trường hợp các khoản chi không đúng với dự toán, các đơn vị sử dụng phải có những báo cáo giải trình.

+ Quyết toán cần phải đảm bảo chặt chẽ: trong quá trình quyết toán KBNN cần kiểm tra chặt chẽ những kết quả thực hiện so với những cam kết ban đầu. Với những trường hợp thay đổi mục tiêu, thay đổi phương thức cần có những báo cáo giải trình và được các cơ quan có thẩm quyền xem xét đánh giá. Với những sai lệch nhiều và không có giải trình thích hợp thì cương quyết không quyết toán, kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc thu hồi các khoản đã được cấp.

4.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế thực hiện công khai và minh bạch trong chi tiêu và quản lý, sử dụng NSNN

Các chế độ về tài chính đặc biệt là các khoản chi từ NSNN cần được thực hiện chế độ công khai minh bạch kết hợp với việc khoán sử dugnj kinh phí gắn với kết quả đầu ra.

Hiện nay các cơ quan đơn vị như các trường học, các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, các ủy ban nhân dân đã thực hiện tương đối tốt việc công khai minh bạch. Khi kết thúc năm tài chính, các cơ quan đơn vị sẽ tiến hành tổng kết và báo cáo. Với những đơn vị có Web như UBNN huyện đã đăng tải toàn bộ các khoản chi lên Web để toán bộ người dân được biết, từ đó có nhiều

các sai phạm đã được phát hiện, đảm bảo việc thực hiện nguồn ngân sách nhà nước.

Hiện nay nhiều đơn vị vùng sâu vùng xa của huyện việc tếp cận thông tin còn nhiều khó khăn, nhiều UBNN xã đặt tại các vùng xa nên đi lại vất vả nên đây cũng là một trong những khó khăn để các bộ kho bạc và cán bộ tài chính có thể kiểm tra chặt chẽ các khoản chi. Bởi vậy để nâng cao hiệu quả cần phải công khai minh bạch đó là: đối với các khoản chi cần phải công khai ở các UBNN xã, được dán tại bản tin thông báo của UBNN từ 15 đến 30 ngày. Tại các đơn vị sự nghiệp hành chính cũng phải dán công khai tài chính tại phòng họp, phòng hội đồng để toàn thể cán bộ nhân viên biết và có những góp ý kịp thời. Bên Kạnh đó, cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)