Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung kiểm soát, quy trình, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 84 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung kiểm soát, quy trình, nghiệp vụ

vụ kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước

4.2.2.1. Áp dụng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra

Đây là một trong những phương thức hiệu quả được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới vì phương pháp này khá linh hoạt cũng như các đơn vị có thể áp dụng rộng rãi, không quá bị gò bó bởi các thủ tục hành chính...

Sau khi lập dự toán các khoản chi tại cơ quan đơn vị dựa trên những căn cứ về chức năng, nhiệm vụ đặc biệt là các tiêu chuẩn và định mức mà các quy định hiện hành giao để xây dựng dự toán. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao nhiệm vụ pphair chi trong quý các đơn vị phải lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mà các cơ quan đơn vị mở tài khoản. Căn cứ vào việc lập dự toán đó kho bạc nhà nước sẽ tiến hành chuyển kinh phí đó cho các cơ quan đơn vị. Tại các đơn vị sẽ chủ động việc thực hiện các nhiệm vụ được giao dựa trên nguồn kinh phí đã được cấp, bên Kạnh đó thủ trưởng các đơn vị phải là người đứng ra chụi trách nhiệm về kết quả của các công việc được giao.

hợp với các đơn vị chức năng như tài chính, thuế... kiểm tra giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp phát hiện ra các sai phạm thì kho bạc có quyền dừng cấp kinh phí cho các đơn vị và tiến hành thu hồi các khoản kinh phí đã cấp. Trong trường hợp tiến hộ thực hiện chậm cũng có thể điều chỉnh thời gian tạm ứng để tránh trường hợp tồn đọng vốn dẫn đến có thể sử dụng vốn sai mục đích.

Trong quá trình nghiệm thu xem xét kết quả đầu ra, phải đảm bảo kết quả đúng với những cam kết khi bắt đầu thực hiện, với trường hợp sai phạm cương quyết xử lý vì gây thiệt hại cho NSNN và đây cũng là sự dăn đe đối với các trường hợp có ý định vi phạm trong các lần sau.

4.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính trong chi NS qua KBNN

Hiện nay xu hướng cải cách thủ tục hành chính đang được mở rộng, các ngành các cấp đang thực hiện rất tốt: tiết kiệm về thời gian và chi phí cho các cơ quan đơn vị. Đối với bên kho bạc nhà nước cũng vậy đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính những vẫn còn nhiều vấn đề cần phải thực hiện thêm đó là: + Kho bạc cần công khai các thủ tục hành chính rộng rãi hơn nữa, việc thanh toán vốn đầu tư cần đảm bảo đúng với quy trình và hợp đồng tránh tình trạng thiếu vốn đối ứng dẫn đến việc thực hiện khó khăn. Bên Kạnh đó cần kiểm soát kỹ số lượng cũng như định mức trong quá trình tạm ứng và quyết toán.

+ Áp dụng hệ thống kế toán chuẩn mực quốc tế: hiện nay trong quá trình kiểm soát chi vẫn chủ yếu dựa vào các báo cáo của đơn vị thực hiện đầu tư để thực hiện tạm ứng. Trong nhiều trường hợp tạm ứng theo thời gian quy định dẫn đến nhiều trường hợp tạm ứng vốn không đúng với tình hình thực tế. Bởi vậy cần áp dụng chuẩn mực kế toán và hệ thống kiểm soát chi tiêu. KBNN có thể kiểm soát được các khoản chi tiêu, tiến độ thực hiện công việc từ đó nắm được tình hình và đưa quyết định là có tạm ứng hay không và số lượng là bao nhiều.

chính dựa trên khoa học công nghệ. Với những cán bộ kho bạc lớn tuổi, việc áp dụng phương thức này là tương đối khó khăn vì đối tượng này ít cập nhật tình hình mới. Bởi vậy, muốn cải cách được trước hết là thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức của chính bản thân cán bộ: tự học hỏi, tự nghiên cứu để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

+ Lắng nghe ý kiến của các bên. Trong quá trình thực hiện các cơ quan đơn vị được tạm ứng và quyết toán ngân sách nhà nước thông qua kho bạc. Đây là đối tượng nhanh chóng phát hiện được ra các thủ tục rườm ra không quan trọng. Bởi vậy, KBNN cần lắng nghe từ đó có những điều chỉnh phù hợp với các quy định hiện hành cũng đảm bảo chất lượng công việc được tốt hơn. Ban chỉ đạo cải cách cần quyết tâm thực hiện, lấy chỉ tiêu cải cách thủ tục hành chính là một trong những chỉ tiêu phấn đấu thi đua khen thưởng tại các đơn vị của KBNN.

+ Đối với các văn bản của cấp trên thì các cấp KBNN cần có những ý kiến, kiến nghị với cấp trên để có những sửa đổi kịp thời tránh tình trạng phải chờ lâu các ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Cấp dưới cũng cần tham mưu chặt chẽ hơn nữa để ra những văn bản chặt chẽ về pháp lý cũng như hạn chế tối đa các khe hở để giảm tiêu cực, giảm thất thoát lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước pác nặm, bắc kạn (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)