7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Giáo dục niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng và việc
thi pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống
Niềm tin là sản phẩm xã hội, nó phản ánh hiện thực khách quan. Nhờ đó, con người có thêm sức mạnh to lớn để cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội vì lợi ích của mình. Niềm tin trên cơ sở đó có vai trò làm động lực cho sự tiến bộ xã hội.
Niềm tin
Cảm xúc
Hành vi chủ ý
Dưới góc độ Triết học, niềm tin thuộc đời sống tinh thần của con người, chỉ có con người mới có niềm tin. Niềm tin là một hình thái của ý thức, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội. Nó thừa nhận tính chân lý về sự vật, hiện tượng mà không cần chứng minh. Niềm tin dựa vào quá trình nhận thức đúng đắn các tri thức khoa học và tình cảm tích cực sẽ trở thành niềm tin khoa học và là động lực tinh thần thúc đẩy xã hội tiến bộ. Ngược lại, niềm tin dựa vào những tri thức mơ hồ, không xác định của những lực lượng siêu nhiên cùng với cảm xúc tiêu cực, thụ động sẽ hình thành niềm tin tôn giáo và tất yếu làm kìm hãm sức sáng tạo của con người cũng như hạn chế sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
Với tư cách là một vấn đề của Triết học, niềm tin cần được xem xét trên các phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, giá trị luận, thực tiễn luận và chúng luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, giả định cho nhau.
Niềm tin lấy tri thức khoa học, cảm xúc (đỉnh cao là tình cảm) làm cơ sở. Nó luôn tác động mạnh mẽ vào hoạt động của con người.“Tri thức là yếu tố cơ bản nhất của niềm tin, nhưng để hình thành được niềm tin trong quá trình phản ánh, cải tạo hiện thực khách quan, mang lại lợi ích cho mình thì chủ thể cần phải có cảm xúc. Sự kết hợp tri thức – tình cảm – hành động tạo cho chủ thể nềm tin, nó là động lực tinh thần hết sức quan trọng. Nhờ có niềm tin, con người có được sự tìm tòi, sáng tạo trong hiện thực cuộc sống, đặc biệt là niềm tin khoa học.”
“Bên cạnh đó, niềm tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như là: thế giới quan, kết quả hoạt động thực tiễn, điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế chính trị,… song, kết cấu của niềm tin luôn bao gồm hai yếu tố cơ bản cốt lõi, đó là tri thức và tình cảm.”
tin vào Đảng và Nhà nước trong việc thực thi pháp luật cũng góp phần điều chỉnh và quyết định việc thực hiện pháp luật của con người nói chung và của học sinh THPT nói riêng. Nếu như học sinh được trang bị tốt ba yếu tố này, đặc biệt là những hiểu biết về pháp luật thì việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em sẽ dễ dàng hơn, tạo điều kiện hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách hoàn thiện hơn.”
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật và những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trƣờng THPT Văn Lâm, Tỉnh Hƣng Yên