7. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Đặc điểm học sinh Trường THPT Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
“Trường THPT Văn Lâm là ngôi trường được thành lập từ ngày 21 tháng 06 năm 1966, nằm trên địa bàn xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Nhà trường có bề dày truyền thống hơn năm mươi năm và vẫn không ngừng lớn mạnh với đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, ôn thi học sinh giỏi và du học quốc tế, có kinh nghiệm quản lý lớp. Thầy cô có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, và được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý.”
“Nhà trường quan tâm kết hợp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi khả năng tiềm ẩn của các em, tăng cường khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để mỗi học sinh có kĩ năng vững vàng hơn trong công việc và cuộc sống; giao lưu và hội nhập quốc tế qua việc chú trọng dạy môn ngoại ngữ với bốn kĩ năng cơ bản giúp học sinh giao lưu và hội nhập tốt với bạn bè quốc tế, tổ chức liên kết với một số trường quốc tế giúp học sinh làm quen với môi trường giáo dục chuẩn quốc tế; quan tâm đến vấn đề tâm lý học đường thông qua việc phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục giúp học sinh có tâm thế học tập thân thiện, tự tin, thoải mái và hiệu quả…”
“Từ ngày thành lập cho đến nay, chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường luôn được quan tâm hàng đầu. Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh luôn được xếp ở hạng cao, các giải trong những năm gần đây ngày càng tăng, có nhiều
môn đạt giải cao và ổn định như môn Vật lý, Sinh học, Lịch sử… Tỉ lệ học sinh đỗ đại học ngày càng cao, có năm đạt trên 35%. Học sinh cũ của trường nhiều người đã trưởng thành, đang học tập và công tác trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có 48 tiến sĩ, nhiều thạc sĩ, nhiều người là sĩ quan cấp cao của quân đội, công an, có người được phong quân hàm cấp tướng…”
“Kết quả giáo dục đại trà hàng năm đều đạt ở mức cao và ổn định. Tỉ lệ học sinh xếp loại học tập từ trung bình trở lên đạt 97%, tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp nhiều năm liền đạt 100%.”
Tới thời điểm hiện tại, trường có 33 lớp, chia thành ba khối 10, 11, 12 với số lượng học sinh khá đông, 1271 học sinh. Nhìn chung, với điểm đầu vào cao, học sinh trường THPT Văn Lâm khá năng động, tích cực, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là khi được tham gia trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Các em tích cực tham gia vào các câu lạc bộ trong trường: CLB sách, CLB vẽ, CLB Tiếng anh, CLB bóng rổ, CLB bóng chuyền,… Ở đó, học sinh được trau dồi kiến thức, kĩ năng của mình về các lĩnh vực mà các em yêu thích và đam mê, đồng thời, các em được thỏa thích sáng tạo và trải nghiệm trong các hoạt động của CLB, qua đó, giúp các em hòa đồng, tự tin hơn.
Bên cạnh đó, với ảnh hưởng của truyền thống hiếu học của địa phương, với tinh thần và ý thức độc lập cao, học sinh trường THPT Văn Lâm chăm chỉ, ngoan ngoãn, thông minh, sáng tạo, ý thức học tập tốt, nắm bắt nhanh các vấn đề xã hội,… tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện tại của Bộ, góp phần xây dựng những con người mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực…
Có thể nói, những đặc điểm về thầy, trò của trường, về mục tiêu và phương châm giáo dục cũng như cách thức giáo dục mà nhà trường hướng tới thực hiện, nó vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là những thách thức đặt
ra đối với cá nhà giáo dục, những nhà quản lý, cán bộ Tỉnh Hưng Yên nói chung và đối với thầy và trò Trường THPT Văn Lâm nói riêng trong quá trình giáo dục học sinh, đặc biệt là quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho các em hiện nay.
2.2. Thực trạng giáo dục ý thức pháp luật của học sinh Trƣờng THPT Văn Lâm, Tỉnh Hƣng Yên
2.2.1. Về giáo dục tri thức pháp luật
Trên cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường THPT Văn Lâm đã có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường, sức khỏe, an toàn giao thông, phòng, chống tham nhũng, ma túy, mại dâm, bạo lực học đường…; tổ chức cho học sinh có điều kiện trực tiếp tìm hiểu thực tế, được tự do trình bày suy nghĩ, ý kiến đánh giá của bản thân, được trao đổi với thầy cô và bạn bè về các vấn đề xã hội. Và sau mỗi hoạt động đều có các bài thu hoạch để nhà trường thu thập lại ý kiến phản hồi cũng như nắm bắt những suy nghĩ và những vấn đề mà học sinh đang quan tâm. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức biên soạn, in ấn các tài liệu giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh…
“Tại trường THPT Văn Lâm, môn Giáo dục công dân được giảng dạy ở cả ba khối với thời lượng là 35 tiết/tuần/khối/lớp, trong đó nội dung của kiến thức pháp luật tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 12, nội dung chú trọng vào việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, vị trí của pháp luật, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, từ đó tạo nên những hành vi, thói quen đúng đắn trong việc tự giác chấp hành pháp luật.”Hiện nay, khi môn Giáo dục Công dân được đưa kỳ thi THPTQG, nhà trường cũng chú trọng tới việc dạy và học tập bộ môn này hơn. Cụ thể, đối với học sinh khối 12, ngoài những tiết học Giáo dục Công dân trên lớp, nhà
trường tổ chức thêm cho các em những buổi học chuyên đề để tìm hiểu sâu hơn những kiến thức môn Giáo dục Công dân, cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết quan trọng khi làm bài thi cũng như vận dụng vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau để giáo dục tri thức pháp pháp luật cho học sinh, để quá trình giáo dục không nhàm chán, gò bó, hàn lâm, giáo điều mà trở nên thú vị, nhẹ nhàng và thoải mái. Trong các giờ học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng-an ninh…, các thầy cô đều cố gắng sáng tạo nhiều hoạt động khác nhau để các em được tham gia nhiều hơn, được trình bày suy nghĩ của mình nhiều hơn; đồng thời, thầy cô luôn luôn tích hợp tối đa việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh phù hợp qua từng tiết học, khiến các em tiếp thu tri thức một cách tự nhiên mà không nặng nề…
Trường cũng tích cực liên kết với các trung tâm, các chuyên gia về giáo dục đạo đức, về các lĩnh vực pháp luật, về giáo dục pháp luật, tổ chức nhiều buổi giao lưu, tọa đàm, trò chuyện để học sinh được trải nghiệm, được lắng nghe và chia sẻ, trang bị cho các em một cái nhìn toàn diện và đa chiều về các vấn đề xã hội, qua đó giáo dục các em ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật, trước tiên thể hiện ở việc tuân thủ và chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp…
Vào mỗi thứ hai hàng tuần, bên cạnh việc nhận xét và triển khai công tác tuần, nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tự tổ chức hoạt động trải nghiệm “Chúng tôi nói về chúng tôi” trong giờ chào cờ. Hoạt động này do học sinh của 33 lớp tự tổ chức, thứ tự theo sự phân công của Đoàn trường. Nó gồm một chuỗi các hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện cho học sinh trong trường cùng tham gia. Mỗi tuần mỗi lớp lại đem đến một vấn đề khác nhau để các bạn học sinh trong toàn trường cùng trao đổi, trải nghiệm và
suy nghĩ, qua đó, học sinh được hoạt động, được hợp tác cùng nhau, giúp các em độc lập, tự tin và đoàn kết, sáng tạo hơn, đồng thời, tạo cho các em tâm thái thích thú và thoải mái khi học tập…, việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh nhờ vậy cũng trở nên gần gũi và nhẹ nhàng hơn…
“Trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT Văn Lâm nói riêng đã có nhiều cố gắng, và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu về thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhở đến hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường và nâng cao ý thức pháp luật trong nhà trường. Hiện nay, những biểu hiện suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh đang ngày càng có chiều hướng đi xuống đã đưa ra những lời cảnh tỉnh cho gia đình, nhà trường và xã hội. Phải chăng càng lớn, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của các em càng xuống cấp nghiêm trọng???”
Mặc dù việc tích hợp giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh được tích hợp vào trong chương trình học, được thực hiện rất tích cực nhưng không phải toàn bộ học sinh trong trường đều tích cực học tập và thực hiện. Nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động cho các em tham gia, mời nhiều chuyên gia, diễn giả về chia sẻ cho các em nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên, các em lại lấy đó làm thời gian để làm việc riêng, thời gian giải trí, không để ý vào nội dung của hoạt động, tham gia hoạt động mang hình thức chống đối, khiến cho việc giáo dục pháp luật không đạt được kết quả mong muốn…
Hiện nay, nhà trường thành lập rất nhiều câu lạc bộ bổ ích cho các em tham gia. Câu lạc bộ Sách được thành lập từ sớm, tuy nhiên, việc xây dựng
“Tủ sách pháp luật” trong nhà trường còn hạn chế. Thậm chí, ngay cả chính các bạn học sinh chỉ sau một thời gian tham gia câu lạc bộ rồi cũng để nó mờ nhạt trong sự lên ngôi của các câu lạc bộ nhóm khác, không hoạt động thường
xuyên, không mở rộng quy mô, không thu hút, không làm cho văn hóa đọc sách đến rộng hơn với các bạn học sinh trong trường, khiến nó “chìm nghỉm”
và mất đi ý nghĩa thành lập ban đầu…
Có thể nói, môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp trang bị cho các em kiến thức về đạo đức, pháp luật, về giá trị sống, kĩ năng sống…. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy rằng, mặc dù thầy cô giáo trường THPT Văn Lâm đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, khiến cho tiết học của các em không hàn lâm, giáo điều mà vui vẻ, khai thác được suy nghĩ và sức sáng tạo của học sinh…. nhưng vẫn còn nhiều học sinh thờ ơ với giờ học, coi đó là tiết học giải trí, xả stress để chuẩn bị cho các môn học quan trọng khác… Bởi vậy, nhiều khi các “ý đồ” giáo dục của giáo viên bị thất bại, không đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra…
2.2.2. Về thái độ chấp hành pháp luật của học sinh Trường Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên Tỉnh Hưng Yên
“Thái độ có vai trò quan trọng quyết định hành vi pháp luật của công dân nói chung cũng như của học sinh nói riêng. Bởi vì nhà trường đã có công tác giáo dục ý thức pháp luật cho các em với những phương pháp mới mẻ và thú vị, các em được tiếp thu tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả, nên về cơ bản, phần lớn học sinh trong trường đều có ý thức tốt, trước tiên thể hiện ở ý thức chấp hành nội quy của trường, của lớp.”
Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 89%. Học sinh có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, ngoan ngoãn, có ý thức tự giác học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, kính thầy yêu bạn, điểm trung bình môn Giáo dục công dân từ 8,0 trở lên; tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử hạn chế, chỉ chiếm một bộ phận trong phạm vi nhà trường,…
Về cơ bản, phần lớn học sinh toàn trường chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp. Mặc dù nhiều học sinh ở xa trường, phải bắt xe buýt tới
trường,… nhưng tình trạng đi học muộn không nhiều, học sinh đi học đúng giờ và ổn định lớp học trước giờ truy bài. Ngoài ra, đa số học sinh đều đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy có dung tích theo quy định của pháp luật. Các em đều tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện trên. Nhà trường cũng kiểm tra rất gắt gao và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc với những học sinh vi phạm.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em, từ lớp học, trường học cho tới địa phương nơi các em sinh sống, tích hợp nội dung này vào chương trình của nhiều môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, cho các em đi điều tra thực trạng môi trường và cùng nhau đưa ra những giải pháp, những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, xây dựng một môi trường học tập sạch sẽ, lành mạnh, tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tiếp thu tri thức…
“Không thể phủ nhận, thái độ thực hiện hành vi pháp luật của các em học sinh cũng là một thành công đối với công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ý thức pháp luật nói tiêng của thầy cô trong trường, cụ thể là trường THPT Văn Lâm. Tuy nhiên, như đã thấy, thái độ của một bộ phận học sinh trong trường đã làm cho việc giáo dục ý thức pháp luật còn nhiều
“những hạt sạn” mà đòi hỏi trước hết là các thầy cô giáo trong nhà trường phải suy nghĩ, phải vào cuộc để nâng cao hiệu quả giáo dục, cụ thể là:”
Đa số, việc thực hiện nội quy, nề nếp trường, lớp của học sinh trường THPT Văn Lâm khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ học sinh còn vi phạm: tình trạng đi học muộn kéo dài; trốn học, bỏ giờ; tình trạng không học bài, không làm bài tập khi đến lớp diễn ra vẫn còn nhiều, đặc biệt là những lớp cuối; quay cóp trong kiểm tra, thi cử vẫn tiếp diễn, thậm chí
dùng những cách thức tinh vi, hiện đại…
Lớp nào cũng vậy, đều có những học sinh mang danh “cá biệt”, ngoài những lớp chọn, ý thức của các em rất tốt, từ các hoạt động phong trào tới ý thức học tập đều tốt, đi đầu trong toàn trường thì những lớp thường đều có những “thành phần” khiến các thầy cô giáo phải đau đầu. Hầu hết trong các tiết học, những học sinh này đều ngủ, hoặc ngồi trong giờ mất trật tự, không ghi chép bài, không học bài; các em thường xuyên trốn giờ bỏ tiết, đi ra các hàng quán ngoài cổng trường ăn chơi, tán gẫu…; kiểm tra thi cử thì quay cóp, thậm chí có em còn cố tình không làm bài; sử dụng điện thoại di động trong giờ, vô lễ với thầy cô giáo không phải là không xảy ra…