7. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Về thái độ chấp hành pháp luật của học sinh Trường Văn Lâm,
Tỉnh Hưng Yên
“Thái độ có vai trò quan trọng quyết định hành vi pháp luật của công dân nói chung cũng như của học sinh nói riêng. Bởi vì nhà trường đã có công tác giáo dục ý thức pháp luật cho các em với những phương pháp mới mẻ và thú vị, các em được tiếp thu tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả, nên về cơ bản, phần lớn học sinh trong trường đều có ý thức tốt, trước tiên thể hiện ở ý thức chấp hành nội quy của trường, của lớp.”
Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 89%. Học sinh có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, ngoan ngoãn, có ý thức tự giác học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, kính thầy yêu bạn, điểm trung bình môn Giáo dục công dân từ 8,0 trở lên; tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử hạn chế, chỉ chiếm một bộ phận trong phạm vi nhà trường,…
Về cơ bản, phần lớn học sinh toàn trường chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp. Mặc dù nhiều học sinh ở xa trường, phải bắt xe buýt tới
trường,… nhưng tình trạng đi học muộn không nhiều, học sinh đi học đúng giờ và ổn định lớp học trước giờ truy bài. Ngoài ra, đa số học sinh đều đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy có dung tích theo quy định của pháp luật. Các em đều tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện trên. Nhà trường cũng kiểm tra rất gắt gao và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc với những học sinh vi phạm.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em, từ lớp học, trường học cho tới địa phương nơi các em sinh sống, tích hợp nội dung này vào chương trình của nhiều môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, cho các em đi điều tra thực trạng môi trường và cùng nhau đưa ra những giải pháp, những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, xây dựng một môi trường học tập sạch sẽ, lành mạnh, tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tiếp thu tri thức…
“Không thể phủ nhận, thái độ thực hiện hành vi pháp luật của các em học sinh cũng là một thành công đối với công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ý thức pháp luật nói tiêng của thầy cô trong trường, cụ thể là trường THPT Văn Lâm. Tuy nhiên, như đã thấy, thái độ của một bộ phận học sinh trong trường đã làm cho việc giáo dục ý thức pháp luật còn nhiều
“những hạt sạn” mà đòi hỏi trước hết là các thầy cô giáo trong nhà trường phải suy nghĩ, phải vào cuộc để nâng cao hiệu quả giáo dục, cụ thể là:”
Đa số, việc thực hiện nội quy, nề nếp trường, lớp của học sinh trường THPT Văn Lâm khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ học sinh còn vi phạm: tình trạng đi học muộn kéo dài; trốn học, bỏ giờ; tình trạng không học bài, không làm bài tập khi đến lớp diễn ra vẫn còn nhiều, đặc biệt là những lớp cuối; quay cóp trong kiểm tra, thi cử vẫn tiếp diễn, thậm chí
dùng những cách thức tinh vi, hiện đại…
Lớp nào cũng vậy, đều có những học sinh mang danh “cá biệt”, ngoài những lớp chọn, ý thức của các em rất tốt, từ các hoạt động phong trào tới ý thức học tập đều tốt, đi đầu trong toàn trường thì những lớp thường đều có những “thành phần” khiến các thầy cô giáo phải đau đầu. Hầu hết trong các tiết học, những học sinh này đều ngủ, hoặc ngồi trong giờ mất trật tự, không ghi chép bài, không học bài; các em thường xuyên trốn giờ bỏ tiết, đi ra các hàng quán ngoài cổng trường ăn chơi, tán gẫu…; kiểm tra thi cử thì quay cóp, thậm chí có em còn cố tình không làm bài; sử dụng điện thoại di động trong giờ, vô lễ với thầy cô giáo không phải là không xảy ra…
“Như đã nói, môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp đánh giá ý thức của học sinh. Bởi vậy, qua kết quả môn Giáo dục công dân cũng là tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm, ý thức của học sinh. Hầu hết, kết quả học tập môn học của học sinh đều đạt được ở mức giỏi, tốt. Tuy nhiên, cũng có không ít những lớp, những cá nhan chỉ đạt ở mức trung bình, trung bình-khá…. Nhìn chung, hạnh kiểm khá, tốt của học sinh toàn trường luôn ở chiếm 80-90%, số còn lại là trung bình, yếu, kém vẫn còn tồn tại do thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, vi phạm quy chế thi, vi phạm luật an toàn giao thông, bạo lực học đường….”
Vấn đề bạo lực học đường trong và ngoài trường xảy ra không nhiều nhưng không phải không có. Những mâu thuẫn giữa học sinh trong trường với nhau, giữa các trường khác vẫn xảy ra, khi không giải quyết được thì xảy ra xung đột, gây ra những hệ lụy tới bản thân các em, gia đình, nhà trường và xã hội…. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ thôi, nhưng những hành vi này cần phải có giải pháp thích hợp để khắc phục ngay lập tức nếu không hậu quả thật khôn lường…
hạn chế. Ý thức tự giác dọn dẹp vệ sinh của lớp, của trường chưa cao, vứt rác bừa bãi, chưa đúng nơi quy định, còn phải nhắc nhở rất nhiều. Lớp học sau 1,2 tiết đầu là rất nhiều rác, rác của giấy vở học tập, của đồ ăn sáng vứt bừa bãi phía cuối lớp, trong ngăn bàn.… Đặc biệt sau tiết 2, giờ ra chơi kéo dài 15 phút để các em có thời gian ăn sáng, nhưng sau đó, khu vực căng-tin “bạt ngàn” rác và chị lao công lại phải đi dọn dẹp “bãi chiến trường” đó cho các em. Bên cạnh căng-tin nhà trường có một cái hồ thả cá, nó là nét đặc trưng và nổi bật ở trường, nhưng đôi khi nó cũng “lãnh” không ít rác trên mặt hồ để sau đó lại phải có người đi dọn….
Cũng không thể không nói thêm, thực tế, ngay cả ở những lớp chọn hay ở những học sinh chăm ngoan, học giỏi thì đôi khi, có những chương trình, nội dung, hoạt động, việc làm mà các em vẫn làm mang tính chất hình thức, làm cho qua, làm chống đối, ý thức tự giác thực hiện chưa cao, nhiều khi là do sợ thầy này, cô kia, sợ bị phạt, sợ bị gọi phụ huynh, sợ bị điểm kém…. Nếu như chưa làm phát huy được tính tự giác thực hiện những hành vi đạo đức, hành vi pháp luật của học sinh thì công tác giáo dục vẫn chưa coi là thành công …