7. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Về niềm tin của các em học sinh Trường Văn Lâm, Hưng Yên vào
chính sách của Đảng và việc thực thi pháp luật của nhà nước
“Để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, việc trang bị cho các em những tri thức toàn diện về pháp luật, định hướng cho các em có thái độ đúng đắn đối với pháp luật, từ đó có những hành vi pháp luật hợp pháp, tuân thủ pháp luật,”tuân thủ những chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức là rất quan trọng, trong đó đặc biệt phải nắm chắc và hiểu đúng về những tri thức pháp luật. Bên cạnh đó, việc củng cố cho các em niềm tin vào pháp luật, vào tính đúng đắn và công bằng của pháp luật cũng có ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh. Và điều này cũng đặc biệt được
thầy trò trường THPT Văn Lâm hết sức quan tâm…
“Phần lớn học sinh có những nhận thức đúng đắn về vai trò của pháp luật, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối việc việc phải tuân thủ pháp luật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các em tin tưởng vào sự công bằng và tính đúng đắn của pháp luật, ý thức được những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật thì sẽ bị xã hội lên án, sẽ bị xử phạt theo quy định, sẽ bị xã hội đào thải trong sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.”
Nhờ việc có nhận thức đúng đắn về pháp luật, việc thực hiện hành vi pháp luật của các em tương đối tốt, thực hiện đúng pháp luật, không làm những việc mà pháp luật cấm, tuân thủ tốt nội quy trường, lớp,…; đồng thời, các em có ý thức lên án, phê phán, bài trừ những cá nhân, những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm các quy tắc chuẩn mực, mang lại một môi trường học tập tiến bộ, sôi nổi và hiện đại….
Ngoài ra, mối quan hệ giữa thầy cô – học trò, giữa các bạn học sinh, giữa thầy cô với nhau đều phù hợp với các quy tắc chuẩn mực của xã hội, của pháp luật, phù hợp với thuần phong mĩ tục của địa phương và của đất nước. Trong nhà trường không có tình trạng học sinh vi phạm pháp luật bị các cơ quan chức năng, cơ quan công an gửi danh sách về trường, tình trạng bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường đều có thể được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra những hệ quả đáng tiếc.
“Bên cạnh đó, nhà trường luôn có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cùng với thầy cô luôn là những tấm gương mẫu mực cho học sinh trong trường noi theo, cũng đã khiến cho công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh được thực hiện có hiệu quả hơn…”
Nếu như học sinh có những hành vi lệch lạc so vói những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, cùng với những hiểu biết về pháp luật còn nông, sơ sài, chư hiểu một cách sâu sắc, thì chắc hẳn niềm tin của các em đối với pháp luật là không cao. Ở trường THPT Văn Lâm, có không it học sinh còn có tâm lý nghi ngờ về tính công bằng, về tính hợp lý và đầy đủ của pháp luật, của các hành vi pháp luật nên việc vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật còn tái diễn trong phạm vi trường, lớp.
Học sinh trong trường, chủ yếu các em sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy (dung tích theo quy định của pháp luật) … tới trường. Tuy nhiên, ý thức thực hiện luật an toàn giao thông của các em còn bị động: đến hơn 80% học sinh khi đi trên đường nếu không nhìn thấy những lực lượng cảnh sát giao thông còn vượt đèn đỏ, đi hàng ba, hàng bốn, dàn hàng ngang trên đường; đến trường, chỉ đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy thầy cô, còn lại đều chỉ thực hiện một cách máy móc, chống đối…“Tại Khoản 1 Điều 60 Luật An toàn Giao thông năm 2008 quy định: người đủ 16 tuổi trở lên được sử dụng xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, người đủ 18 tuổi trở lên được sử dụng xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên”… tuy nhiên, thực tế ở trường THPT Văn Lâm, nhiều học sinh vẫn sử dụng xe mô tô có dung tích xi-lanh trên 50 cm3 đến trường (khoảng 70-80%). Đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng trong phạm vi trường vẫn chưa được quán triệt, khắc phục triệt để…