7. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Về giáo dục tri thức pháp luật
Trên cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường THPT Văn Lâm đã có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường, sức khỏe, an toàn giao thông, phòng, chống tham nhũng, ma túy, mại dâm, bạo lực học đường…; tổ chức cho học sinh có điều kiện trực tiếp tìm hiểu thực tế, được tự do trình bày suy nghĩ, ý kiến đánh giá của bản thân, được trao đổi với thầy cô và bạn bè về các vấn đề xã hội. Và sau mỗi hoạt động đều có các bài thu hoạch để nhà trường thu thập lại ý kiến phản hồi cũng như nắm bắt những suy nghĩ và những vấn đề mà học sinh đang quan tâm. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức biên soạn, in ấn các tài liệu giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh…
“Tại trường THPT Văn Lâm, môn Giáo dục công dân được giảng dạy ở cả ba khối với thời lượng là 35 tiết/tuần/khối/lớp, trong đó nội dung của kiến thức pháp luật tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 12, nội dung chú trọng vào việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, vị trí của pháp luật, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, từ đó tạo nên những hành vi, thói quen đúng đắn trong việc tự giác chấp hành pháp luật.”Hiện nay, khi môn Giáo dục Công dân được đưa kỳ thi THPTQG, nhà trường cũng chú trọng tới việc dạy và học tập bộ môn này hơn. Cụ thể, đối với học sinh khối 12, ngoài những tiết học Giáo dục Công dân trên lớp, nhà
trường tổ chức thêm cho các em những buổi học chuyên đề để tìm hiểu sâu hơn những kiến thức môn Giáo dục Công dân, cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết quan trọng khi làm bài thi cũng như vận dụng vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau để giáo dục tri thức pháp pháp luật cho học sinh, để quá trình giáo dục không nhàm chán, gò bó, hàn lâm, giáo điều mà trở nên thú vị, nhẹ nhàng và thoải mái. Trong các giờ học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng-an ninh…, các thầy cô đều cố gắng sáng tạo nhiều hoạt động khác nhau để các em được tham gia nhiều hơn, được trình bày suy nghĩ của mình nhiều hơn; đồng thời, thầy cô luôn luôn tích hợp tối đa việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh phù hợp qua từng tiết học, khiến các em tiếp thu tri thức một cách tự nhiên mà không nặng nề…
Trường cũng tích cực liên kết với các trung tâm, các chuyên gia về giáo dục đạo đức, về các lĩnh vực pháp luật, về giáo dục pháp luật, tổ chức nhiều buổi giao lưu, tọa đàm, trò chuyện để học sinh được trải nghiệm, được lắng nghe và chia sẻ, trang bị cho các em một cái nhìn toàn diện và đa chiều về các vấn đề xã hội, qua đó giáo dục các em ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật, trước tiên thể hiện ở việc tuân thủ và chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp…
Vào mỗi thứ hai hàng tuần, bên cạnh việc nhận xét và triển khai công tác tuần, nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tự tổ chức hoạt động trải nghiệm “Chúng tôi nói về chúng tôi” trong giờ chào cờ. Hoạt động này do học sinh của 33 lớp tự tổ chức, thứ tự theo sự phân công của Đoàn trường. Nó gồm một chuỗi các hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện cho học sinh trong trường cùng tham gia. Mỗi tuần mỗi lớp lại đem đến một vấn đề khác nhau để các bạn học sinh trong toàn trường cùng trao đổi, trải nghiệm và
suy nghĩ, qua đó, học sinh được hoạt động, được hợp tác cùng nhau, giúp các em độc lập, tự tin và đoàn kết, sáng tạo hơn, đồng thời, tạo cho các em tâm thái thích thú và thoải mái khi học tập…, việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh nhờ vậy cũng trở nên gần gũi và nhẹ nhàng hơn…
“Trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT Văn Lâm nói riêng đã có nhiều cố gắng, và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu về thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhở đến hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường và nâng cao ý thức pháp luật trong nhà trường. Hiện nay, những biểu hiện suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh đang ngày càng có chiều hướng đi xuống đã đưa ra những lời cảnh tỉnh cho gia đình, nhà trường và xã hội. Phải chăng càng lớn, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của các em càng xuống cấp nghiêm trọng???”
Mặc dù việc tích hợp giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh được tích hợp vào trong chương trình học, được thực hiện rất tích cực nhưng không phải toàn bộ học sinh trong trường đều tích cực học tập và thực hiện. Nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động cho các em tham gia, mời nhiều chuyên gia, diễn giả về chia sẻ cho các em nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên, các em lại lấy đó làm thời gian để làm việc riêng, thời gian giải trí, không để ý vào nội dung của hoạt động, tham gia hoạt động mang hình thức chống đối, khiến cho việc giáo dục pháp luật không đạt được kết quả mong muốn…
Hiện nay, nhà trường thành lập rất nhiều câu lạc bộ bổ ích cho các em tham gia. Câu lạc bộ Sách được thành lập từ sớm, tuy nhiên, việc xây dựng
“Tủ sách pháp luật” trong nhà trường còn hạn chế. Thậm chí, ngay cả chính các bạn học sinh chỉ sau một thời gian tham gia câu lạc bộ rồi cũng để nó mờ nhạt trong sự lên ngôi của các câu lạc bộ nhóm khác, không hoạt động thường
xuyên, không mở rộng quy mô, không thu hút, không làm cho văn hóa đọc sách đến rộng hơn với các bạn học sinh trong trường, khiến nó “chìm nghỉm”
và mất đi ý nghĩa thành lập ban đầu…
Có thể nói, môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp trang bị cho các em kiến thức về đạo đức, pháp luật, về giá trị sống, kĩ năng sống…. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy rằng, mặc dù thầy cô giáo trường THPT Văn Lâm đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học, khiến cho tiết học của các em không hàn lâm, giáo điều mà vui vẻ, khai thác được suy nghĩ và sức sáng tạo của học sinh…. nhưng vẫn còn nhiều học sinh thờ ơ với giờ học, coi đó là tiết học giải trí, xả stress để chuẩn bị cho các môn học quan trọng khác… Bởi vậy, nhiều khi các “ý đồ” giáo dục của giáo viên bị thất bại, không đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra…