Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông văn lâm, tỉnh hưng yên hiện nay​ (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trường

THPT Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

Một là, Cũng như học sinh THPT trên cả nước cả nước, học sinh THPT Văn Lâm, Hưng Yên đang hàng ngày hàng giờ chịu sự tác động của nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, trong đó có nhiều biến động trực tiếp ảnh hướng đến ý thức của họ.

Trước hết, trên bình diện thế giới, mỗi học sinh qua các phương tiện thông tin đại chúng đều được chứng kiến sự phát triển sôi động và có những biểu hiện vô cùng mới mẻ của đời sống kinh tế, của sự phát triển khoa học, công nghệ. Toàn cầu hoá như một dòng thác đang cuốn tất cả các quốc gia vào vòng xoáy của nó. Trong vòng xoáy đó, có cả những cái hay, cái tích cực, nhưng không thiếu cái dở, cái tiêu cực và đều tác động trực tiếp đến cuộc sống của những thành viên xã hội. “Diễn biến hoà bình” - một cuộc chiến tranh thông qua các công cụ mềm như kinh tế, ngoại giao, văn hoá, tôn giáo… được các quốc gia lớn trên thế giới thực hiện và sâm nhập vào Việt Nam…

Ngoài ra, kinh tế thị trường còn góp phần gây nên sự biến đổi, làm phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong đời sống của chúng ta. Do đó, hơn bao giờ hết, để đứng vững được trên trường quốc tế và phát triển,

mỗi người dân nói chung và học sinh THPT Văn Lâm cần năng cao ý thức pháp luật

Thứ hai, Giáo dục ý thức pháp luật giúp các em hiểu được chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước

Học sinh THPT là một bộ phận cấu thành của thanh niên Việt Nam. Trong đó có học sinh phổ thông Trường THPT Văn Lâm, Hưng Yên. Các em đang bước dần tới ngưỡng cửa của sự trưởng thành và là nguồn lực dồi dào, đại diện cho sức trẻ của đất nước. Ngày nay, để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, nhiều ý kiến cho rằng chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những tiêu chí đánh giá tốc độ phát triển của quốc gia đó. Hiện nay ở Việt Nam, Đảng và nhà nước đều rất quan tâm tới vấn đề này. Đảng xác định rằng: vấn đề phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình hoàn thành CNH, HĐH đất nước.“Nên bao giờ hết, quan tâm tới thế hệ trẻ Việt Nam đặc biệt là học sinh THPT là bước đi đúng đắn. Để trở thành công dân tốt cho gia đình và xã hội. Trước hết, các em học sinh THPT Văn Lâm phải là người có tư cách đạo đức tốt, hiểu được pháp luật, hiểu được chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Nên vấn đề truyền tải tri thức pháp luật trong chương trình giáo dục phổ thông – đây là một kênh thông tin hiệu quả nhất nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các em.”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành nhân cách con người. Theo Người, nhân cách được hình thành phần lớn thông qua giáo dục (“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”). Thấm nhuần tư tưởng của Bác, công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT, cụ thể là trường THPT Văn Lâm (Tỉnh Hưng Yên),“được xác định là một nội dung quan trọng nhằm hình thành cho học sinh ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, phát huy vai trò của

pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hướng các em trở thành những người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.”

“Hiện nay,việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh được thực hiện chủ yếu thông qua giảng dạy môn Giáo dục Công dân. Đây là môn học trực tiếp giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh đồng thời lồng ghép kiến thức pháp luật cơ bản để các em hiểu được các quyền và nghĩa vụ công dân.”

Thứ ba, Hình thành cho các em văn hóa pháp lý và lý tưởng cách mạng

Có thể nói, hiện nay,“tình trạng suy thoái đạo đức diễn ra ngày càng nhiều và đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.”Thực trạng này cũng đặt ra cho các nhà quản lý, lãnh đạo, đặt ra cho xã hội, cho những nhà giáo dục“nhiệm vụ giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.”Giáo dục ý thức pháp luật trước hết trang bị cho các em tri thức hiểu biết tôn trọng quyền con người, có thái độ cư xử đúng mực với mọi người, không có những hành vi trái pháp luật. Trước hết các em biết hành xử đúng mực với“người thân trong gia đình như: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh, chị em; trong nhà trường biết kính thầy, yêu bạn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,”phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của bạo lực học đường, xây dựng một môi trường giáo dục “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”; ra xã hội các em biết hành xử đúng mực, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

Bên cạnh đó, giáo dục để làm cho các em biết sống với nhau có tình có nghĩa, yêu thương con người, biết cảm thông chia sẻ với những khó khăn, nỗi đau của người khác, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Con người không ai có thể sống tách biệt ra khỏi tập thể, bởi vậy, “mỗi người phải có sự liên kết, tương tác với mọi người xung quanh, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, tiến bộ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; đồng thời cũng phải biết đấu tranh, phê phán, bài trừ những hành vi trái đạo

đức và pháp luật đi ngược lại với lợi ích của tập thể…”

Thêm vào đó, giáo dục ý thức pháp luật giúp học sinh bước đầu hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làm chủ bản thân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Thứ tư, Giáo dục ý thức pháp luật góp phần xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ đúng đắn. Nhờ đó, các em hiểu rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập và rèn luyện, định hướng cho các em học sinh những thang giá trị, những chuẩn mực của người công dân tương lai khi các em bước vào cuộc sống thực tiễn sau này…Đồng thời, củng cố niềm tin của các em đối với hoạt động quản lý của nhà nước, vào công cuộc đổi mới của đất nước.”

“Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh trong xây dựng tập thể học sinh có nề nếp, có tình yêu thương, mẫu mực…”Niềm tin là cơ sở để thực hiện nghiêm túc pháp luật, kỷ luật, xây dựng khối đoàn kết ở tập thể lớp, thể hiện mối quan hệ, tình cảm gần gũi, gắn bó, thương yêu có nguyên tắc, kỷ cương của học sinh. Mọi hành vi vi phạm nề nếp, pháp luật đều làm giảm uy tín, truyền thống, sức mạnh của tập thể lớp, của nhà trường. Do đó, nếu ở tập thể lớp, việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh ít được quan tâm, thực hiện không thường xuyên, không đầy đủ thì chất lượng giáo dục của tập thể thấp, dẫn đến thường xuyên vi phạm nội quy, nề nếp, tính đoàn kết, gắn bó trong tập thể giảm.“Thông qua giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sẽ góp phần định hướng tư tưởng, hành động cho mỗi cá nhân và tập thể, hình thành lối sống có văn hóa; tin tưởng vào thầy cô, nhà trường, bạn bè; cố gắng học tập và phấn đấu tu dưỡng đạo đức cá nhân; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nề nếp, nội quy của nhà trường nói riêng và tôn trọng pháp luật của Nhà nước nói chung; đấu tranh phòng ngừa, loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu trong tập thể lớp và nhà

trường (không đánh nhau, chửi bậy, không tuyên truyền tư tưởng phản động, phản cách mạng, không sử dụng và phát tán những văn hóa phẩm độc hại, không vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật,…).”

Hiện nay, dù chúng ta đang sống trong hòa bình, được hưởng nền tự do độc lập, từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn còn các thế lực thù địch đang tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” âm mưu khai thác, lật đổ, chống phá đất nước ta; đồng thời, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động rất mạnh mẽ tới giáo dục và đào tạo, tới ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh nói riêng và của người dân nói chung. Vì vậy, việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh ở trường phổ thông càng giữ vai trò quan trọng. Ý thức pháp luật của học sinh được nâng cao sẽ góp phần giúp các em khắc phục những khuyết điểm, chống lại những mặt trái của xã hội đang len lỏi vào môi trường pháp luật trong các nhà trường. Thông qua quá trình đó, học sinh được trang bị kiến thức toàn diện về các lĩnh vực pháp luật, phong tục tập quán, có phương pháp nhận xét, đánh giá, phân biệt đúng đắn các hiện tượng tiêu cực, có trách nhiệm đối với tập thể và nhà trường, từ đó góp phần khắc phục, hạn chế sự suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống; phòng chống sự du nhập của văn hóa phẩm độc hại, của những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng, hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh.

“Như vậy, giáo dục ý thức pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, quản lý xã hội. Nó bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là “cái khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà hoạt động và phát triển. Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó có cả học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Việc giáo dục ý thức pháp luật trong nhà trường phổ

thông có ý nghĩa to lớn với sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam nói chung và của học sinh THPT nói riêng. Hoạt động giáo dục ý thức pháp luật là một phần của nội dung chương trình dạy học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là hoạt động giáo dục thường xuyên, tự giác, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục, đào tạo nhân tài, phát huy nguồn nhân lực, thúc đẩy đất nước phát triển.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông văn lâm, tỉnh hưng yên hiện nay​ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)