Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông văn lâm, tỉnh hưng yên hiện nay​ (Trang 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho

học sinh trường THPT

1.3.2.1. Những nhân tố chủ quan

“Độ tuổi THPT là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Đây là giai đoạn các em đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể,” đồng thời thường dễ bị kích thích và hình thành “cái tôi” cá nhân. Học sinh có nhu cầu sống tự lập (hành vi, tình cảm, giá trị đạo đức,…); cá nhân khao khát quan hệ bình đẳng, hình thành thế giới quan dựa trên những thói quen, nề nếp gia đình, bạn bè và nhà trường.

“Ở lứa tuổi trung học phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của học sinh có những biến đổi rất mạnh mẽ, là giai đoạn học sinh đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm những khả năng, mong muốn của bản thân mình vào thực tiễn cuộc sống nên dễ bị kích động, lôi kéo...; các em có nhu cầu giao tiếp rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Học sinh THPT có kĩ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức, những tri thức pháp luật còn thấp, khả năng suy xét hạn chế nên thường dẫn đến những va vấp, chưa phân định được cái tốt cái xấu, nhiều khi mang tính chất bột phát; khả năng tự chủ

chưa cao, khi vi phạm thì sửa chữa chậm hoặc không chịu sửa chữa, gây những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.”

Bên cạnh đó, các hiện tượng xã hội tiêu cực đang diễn ra thường xuyên tạo cho học sinh tâm lý nghi ngờ, lo sợ.... khiến cho các em có những hành vi không đúng chuẩn với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật.

Hiện nay, lối sống quá đầy đủ, các em được nuông chiều, lối sống buông thả, tự do, không luật lệ khiến cho “cái tôi” của các em lên cao, cùng với thói quen bắt chước người khác ngày cả khi chưa phân định rõ đúng – sai, lợi – hại của những hành vi, các em muốn “khẳng định mình”, “thể hiện mình”, nhưng là theo chiều hướng tiêu cực…“Điều này tác động rất lớn đến quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh bởi nếu nhà giáo dục không có những cách thức, biện pháp giáo dục phù hợp thì sẽ gây ra tác dụng ngược với công tác giáo dục.”

Không thể phủ nhận, công tác giáo dục, tuyên truyền từ nhiều nguồn, nhiều môi trường khác nhau có vai trò quan trọng đối với quá trình“giáo dục ý thức pháp luật của học sinh. Tuy nhiên, ý thức cá nhân lại trực tiếp quyết định việc thực hiện hành vi pháp luật. Nếu học sinh được trang bị đầy đủ tri thức pháp luật cần thiết nhưng lại không tuân thủ pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện chống đối… thì hiệu quả giáo dục đạt được không cao.”Ngoài ra, còn nhiều trường hợp biết mà không làm, biết sai mà vẫn làm … cũng gây ảnh hưởng tới việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT, hệ quả làm gia tăng tệ nạn xã hội ở lứa tuổi thanh niên…

1.3.2.2. Những nhân tố khách quan

Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới ý thức và hành vi của con người nói chung và học sinh trường Văn Lâm nói riêng là yếu tố như: gia đình, cộng đồng dân cư, nhà trường và xã hội. Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi nhanh nhạy với cái mới, với mọi thứ xung quanh…Môi trường sống rất quan

trọng và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật cũng như việc thực hiện những hành vi pháp luật của học sinh THPT.

Bởi vậy, môi trường sống có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới ý thức pháp luật và hành vi của các em.Thêm vào đó, môi trường giáo dục được coi là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới hiệu quả“công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó, người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng, nhằm tác động đến quá trình hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định. Ở một phương diện khác, môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện, được giao lưu, phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất.”

Nếu học sinh được tiếp xúc, học tập trong một môi trường lành mạnh, bổ ích, phù hợp thì quá trình giáo dục sẽ có hiệu quả hơn, đặc biệt là giáo dục ý thức pháp luật cho các em. Ngược lại, nếu môi trường giáo dục không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, của học sinh, cách thức giáo dục không phù hợp, chưa hiệu quả, lạc hậu, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm chưa cao… thì quá trình giáo dục sẽ dễ thất bại, không khơi dậy và phát huy được khả năng của học sinh cũng như trong quá trình hình thành nhân cách của các em. Thí dụ: Một môi trường giáo dục mà trong đó, học sinh được trải nghiệm, được tìm hiểu và khám phá tri thức dưới những hình thức khác nhau, những nhà giáo dục là những tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo, một môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi, tích cực và hiện đại sẽ giúp cho quá trình giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt hơn là môi trường giáo dục mà ở đó, phương pháp giáo dục hoàn toàn truyền thống, lạc hậu, giáo điều, mang đến cho học sinh cảm giác nặng nề, gò bó…

học sinh THPT nói riêng không phải chỉ là trách nhiệm của các nhà giáo dục mà đó là công việc đòi hỏi phải có sự quan tâm của xã hội, phải có sự phối hợp hài hòa giữa nhiều phương diện, góp phần mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho các em.”

Hiện nay, với những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, học sinh được tiếp thu nhiều nguồn thông tin khác nhau làm lung lay, lệch lạc niềm tin,“ý chí của các em đối với pháp luật. Nó tác động không nhỏ tới việc thực hiện hành vi pháp luật của các em nói riêng cũng như quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT nói riêng. Từ đó, đặt ra không chỉ các nhà giáo dục mà những người đứng đầu các cấp, ngành, các lĩnh vực phải có biện pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy được quyền làm chủ của công dân,… ở đó, ý thức tự giác, tự chủ của con người được nâng cao, mỗi người nhận thức được việc thực hiện pháp luật không còn là bắt buộc, cưỡng chế mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, góp phần xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…”

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN VÀ NGUYÊN NHÂN

CỦA THỰC TRẠNG

2.1. Vài nét khái quát về trƣờng THPT Văn Lâm, Tỉnh Hƣng Yên

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Hưng Yên và đặc điểm của trường điểm của trường

* Điều kiện tự nhiên

“Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hưng Yên nằm trong tọa độ 20036’ và 210 vĩ độ Bắc, 105053’ và 106015’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây, Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xem kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía Tây Bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, địa hình thấp tập trung ở các huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi.”

“Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc. Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan Ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn,… là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy. Ngoài ra, địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực

lân cận.”

“Nơi đây có tổng diện tích đất tự nhiên là 923,093 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74%, đất chuyên dùng chiếm 16,67%, đất ở chiếm 7,91%, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 6,68%. Diện tích đất nông nghiệp phong phú nhưng đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp không tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp.”

* Điều kiện kinh tế - xã hội

“Cùng với sự phát triển của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Nền kinh tế Hưng Yên đã và đang thay đổi từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá. Công nghiệp địa phương tuy còn phải đối mặt với những khó khăn nhưng vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Cục Thống kê Hưng Yên, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Ba (năm 2019 – tháng sau Tết Kỷ Hợi) tăng 10,93% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 5,55%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,85%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nóng tăng 11,86%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 12,44%. Cũng trong tháng Ba (năm 2019), tổng mức bán lẻ và dịch vụ hàng hóa ước tính tăng 14,23% so với cùng kỳ năm 2018, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 16,11%; doanh thu du lịch tăng 16,81%; doanh thu dịch vụ khác tăng 22,30%... Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố, phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như: di tích Phố Hiến, di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung…”

Nguồn nhân lực Hưng Yên khá dồi dào. Tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên khá thấp (chỉ có trên 40% số lao động có thể đáp ứng được yêu cầu và khoảng 60% số lao động còn lại đáp ứng được rất thấp việc tiếp cận với môi trường làm việc của các doanh nghiệp), bởi sau khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ ở lại tỉnh công tác ít. Hiện nay, số lao động chưa có việc làm ổn định còn nhiều, trở thành sức ép lớn đối với Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm.

“Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Việt Nam (1075-1919), Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng như các nhà quân sự, danh y, nhà khoa học, nhà văn, họa sĩ, các nhà hoạt động chính trị tài ba…”

“Nhìn chung, những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội đã mang lại cho Hưng Yên nhiều tiềm lực để phát triển. Bên cạnh đó, Hưng yên vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn: thực trạng nền kinh tế còn yếu, GDP bình quân đầu người thấp so với một số tỉnh trong vùng, số lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chủ yếu vẫn là công nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, kinh nghiệm hội nhập còn ít, nguồn tài nguyên khoáng sản còn hạn chế…. Trong thời gian tới, Hưng Yên cần phải nỗ lực hơn nữa, phát huy những tiềm năng sẵn có, xây dựng định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển nhanh, hội nhập với xu

thế phát triển của đất nước và khu vực….”

2.1.2. Đặc điểm học sinh Trường THPT Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

“Trường THPT Văn Lâm là ngôi trường được thành lập từ ngày 21 tháng 06 năm 1966, nằm trên địa bàn xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Nhà trường có bề dày truyền thống hơn năm mươi năm và vẫn không ngừng lớn mạnh với đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, ôn thi học sinh giỏi và du học quốc tế, có kinh nghiệm quản lý lớp. Thầy cô có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, và được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý.”

“Nhà trường quan tâm kết hợp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi khả năng tiềm ẩn của các em, tăng cường khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để mỗi học sinh có kĩ năng vững vàng hơn trong công việc và cuộc sống; giao lưu và hội nhập quốc tế qua việc chú trọng dạy môn ngoại ngữ với bốn kĩ năng cơ bản giúp học sinh giao lưu và hội nhập tốt với bạn bè quốc tế, tổ chức liên kết với một số trường quốc tế giúp học sinh làm quen với môi trường giáo dục chuẩn quốc tế; quan tâm đến vấn đề tâm lý học đường thông qua việc phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục giúp học sinh có tâm thế học tập thân thiện, tự tin, thoải mái và hiệu quả…”

“Từ ngày thành lập cho đến nay, chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường luôn được quan tâm hàng đầu. Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh luôn được xếp ở hạng cao, các giải trong những năm gần đây ngày càng tăng, có nhiều

môn đạt giải cao và ổn định như môn Vật lý, Sinh học, Lịch sử… Tỉ lệ học sinh đỗ đại học ngày càng cao, có năm đạt trên 35%. Học sinh cũ của trường nhiều người đã trưởng thành, đang học tập và công tác trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có 48 tiến sĩ, nhiều thạc sĩ, nhiều người là sĩ quan cấp cao của quân đội, công an, có người được phong quân hàm cấp tướng…”

“Kết quả giáo dục đại trà hàng năm đều đạt ở mức cao và ổn định. Tỉ lệ học sinh xếp loại học tập từ trung bình trở lên đạt 97%, tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông văn lâm, tỉnh hưng yên hiện nay​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)