Phân loại theo vị trí khuyết phần mềm ngón tay [25], [26], [27]
Theo vị trí ngón: chia khuyết phần mềm tại ngón I (ngón cái), ngón II, III, IV và V (ngón tay dài).
Theo vị trí trong một ngón: chia khuyết phần mềm theo các đốt ngón theo thứ tự 1, 2 và 3 tính từ gốc ngón tay ra đầu ngón tay. Như vậy ta có:
- Khuyết phần mềm búp ngón bao gồm : khuyết phần mềm đốt 2 ngón I, đốt 3 ngón II, III, IV và V. Vùng Chéo vát mu Vùng Cắt ngang Chéo vát gan Hình 1.10. Khuyết phần mềm búp ngón tay [26], [27]
- Khuyết phần mềm đốt 2 ngón II, III, IV và V - Khuyết phần mềm đốt 1 ngón I, II, III, IV và V Phân loại dựa trên mức khuyết phần mềm ngón tay
- Khuyết một phần của ngón tay: có thể khuyết một đốt tại mặt gan, mặt mu, cả mặt gan cùng một phần mặt mu, và ngược lại. Ngoài ra, có thể khuyết hai đốt chỉ ở mặt gan, mặt mu, hay gan cùng một phần mặt mu và ngược lại. Bên cạnh đó, khuyết phần mềm cộng sự thể khuyết toàn bộ mặt gan, toàn bộ mặt mu.
- Khuyết phần mềm toàn bộ một ngón tay (khuyết chu vi ngón tay) - Khuyết phần mềm có thể kết hợp nhiều ngón tay và ở nhiều vị trí khác
nhau trên các ngón tay.
Phân loại dựa trên tình trạng nền khuyết phần mềm ngón tay. Tình trạng nền khuyết phần mềm được đánh giá dựa vào tình trạng sạch, bẩn và mức độ tổn thương sâu đến đâu. Do đó, khuyết phần mềm có thể chia tình trạng nền khuyết như:
- Nền tổn khuyết sạch, mới (các vết thương đến sớm, chưa có tình trạng nhiễm khuẩn).
- Nền tổn khuyết nhiễm khuẩn, có nhiều dịch mủ chảy, nhiều lớp giả mạc, có mùi hôi (các vết thương đến muộn, trên bề mặt có tổ chức hoại tử, dị vật bẩn).
- Nền tổn khuyết lộ gân, xương, khớp (không còn phần mềm che phủ gân, xương).
Phân loại dựa trên tổn thương phối hợp khuyết phần mềm bàn tay Khuyết phần mềm bàn tay có thể đơn thuần thuần là khuyết da và mô mềm tại mu bàn tay, mặt gan bàn tay, hoặc kết hợp cả mu và gan bàn tay. Ngoài ra, khuyết phần mềm có thể kết hợp khuyết gân, hay cả gân và xương bàn ngón tay.