Khâu vạt tại nơi nhận và đóng lại nơi cho vạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải phẫu tĩnh mạch nông cẳng tay mu tay và sử dụng vạt tĩnh mạch trong tạo hình phủ bàn và ngón tay (Trang 119 - 121)

Các vạt tĩnh mạch có cuống tĩnh mạch (13 vạt) trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền để dẫn lưu máu. Việc dùng các tĩnh mạch lớn làm tĩnh mạch dẫn lưu cho vạt ngoài ưu điểm đã nêu ở trên cũng bộc lộ nhược điểm. Việc phẫu tích tĩnh mạch cùng với một tổ chức mỡ dưới da làm cho vạt có một độ dày đáng kể. Tổ chức dưới da vùng ngón tay lại không nhiều. Do đó cả nơi nhận vạt và đường đi của cuống mạch đều khó đóng kín trực tiếp vì sẽ gây nên chèn ép mạch. Chúng tôi khắc phục bằng 3 cách: hoặc kích thước vạt sẽ phải lấy lớn hơn so với kích thước tổn khuyết, hoặc chờ đợi và đóng kín vết mổ thì 2 sau 7 -10 ngày, hoặc đóng da thưa bằng các mũi định hướng, phần còn lại để liền sẹo tự nhiên.

Các vạt tĩnh mạch dạng tự do (6 vạt) lấy vùng mặt trước cẳng tay thì những vạt có kích thước nhỏ và trung bình, vùng lấy vạt thường đóng trực tiếp. Ngoài ra, vạt có kích thước lớn (S > 25 cm2) thì thường đóng trực tiếp kết hợp ghép da để tránh hiện tượng chèn ép khoang, chèn ép mạch máu cấp cho bàn tay cũng như cho vạt. Vạt tĩnh mạch che phủ khuyết thường đóng trực tiếp tại nơi nhận vạt. Tuy nhiên, cuống vạt đôi khi không đóng trực tiếp được, chúng tôi tiến hành khâu đóng kín thì 2.

Trong nghiên cứu này, kết quả có 10 vạt sống hoàn toàn (8 vạt tĩnh mạch có cuống, 2 vạt tĩnh mạch tự do), với 9 vạt liền sẹo thì đầu (7 vạt có cuống, 2 vạttự do), 1 vạt liền sẹo thì 2 (vạt có cuống). Bên cạnh đó, có 2 vạt hoại tử 1 phần (1 vạt có cuống, 1 vạt tự do) với 1 vạt tự biểu mô hóa (vạt tự do) và 1 vạt cần can thiệp ghép da bổ sung (vạt có cuống). Ngoài ra, có 7 vạt hoại tử toàn bộ với 5 vạt tự biểu mô hóa (3 vạt có cuống, 2 vạt tự do), 2 vạt cắt cụt ngón (2 vạt có cuống). Đây là 2 trường hợp đặc biệt, trường hợp lột găng toàn bộ ngón hoại tử vạt phải cắt cụt ngón, giữ lại một phần vạt làm mỏm cụt. Trường hợp còn lại là khuyết 2/3 ngón tay tại đốt 1 – 2 ngón 2, làm vạt che khuyết và vạt hoại tử phải cắt cụt ngón và còn một phần vạt làm mỏm cụt ngón.

Nơi cho vạt toàn bộ là cẳng tay, nhằm hạn chế tối đa sự chèn ép hồi lưu tĩnh mạch. Đối với các vạt có kích thước nhỏ, chúng tôi đóng kín thì đầu. Đối với các vạt kích thước lớn, đóng nơi cho vạt là vấn đề cần phải cân nhắc. Nếu đánh giá vết mổ căng, cộng thêm tình trạng phù nề sau mổ, chúng tôi chủ động ghép da tự do. Theo De Lorenzi F. [54] thì khuyết da lớn nhất có thể đóng được trực tiếp là 6 cm, lấy ở vùng cẳng tay. Nhưng tác giả không nói rõ chính xác vị trí nào vì mức độ co giãn của da ở 1/3 trên và 1/3 dưới cẳng tay là khác nhau. Trong nghiên cứu này, tất cả các vạt đều lấy ở 1/3 dưới cẳng tay, khuyết da lớn nhất sau khi lấy vạt được đóng trực tiếp là 3 cm vùng mặt sau cẳng tay, còn mặt trước cẳng tay là 4 cm. Còn lại các khuyết

lớn hơn đều được chúng tôi ghép da. Mảnh da ghép là mảnh da dày toàn bộ lấy ở nếp lằn bẹn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải phẫu tĩnh mạch nông cẳng tay mu tay và sử dụng vạt tĩnh mạch trong tạo hình phủ bàn và ngón tay (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w