Đặc điểm giải phẫu chung vùng mu bàn tay và cẳng tay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải phẫu tĩnh mạch nông cẳng tay mu tay và sử dụng vạt tĩnh mạch trong tạo hình phủ bàn và ngón tay (Trang 99 - 100)

Qua nghiên cứu 36 xác, trên 72 tiêu bản, chúng tôi nhận thấy khoảng cách giữa 2 mỏm trên lồi cầu ngoài và trong của xương cánh tay, với kết quả bên trái 9,9 ± 2,2 cm (trong 36 tiêu bản mẫu), bên phải 9,3 ± 2,8 cm (trong 36 tiêu bản mẫu) và trung bình khoảng 9,6 ± 2,5 cm (trong 72 tiêu bản). Như vậy, khoảng cách giữa 2 mỏm trên lồi cầu ngoài và trong của tay phải và tay trái có khác nhau 0,6 cm. Sự khác biệt này có thể liên quan đến việc cấp máu tay 2 bên khác nhau, cũng như do đặc điểm về tay thuận. Đây là vấn đề này cần nên tiếp tục nghiên cứu vì sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các bác sĩ tạo hình. Tương tự như khoảng cách 2 mỏm trên lồi cầu xương cánh tay, khoảng cách giữa 2 mỏm trâm trụ và quay của xương cẳng tay cũng có sự khác biệt, với bên P là 6,3 ± 1,3 cm, bên T là 6,0 ± 1,0 cm.

Ngược lại, chiều dài từ trung điểm đường nối 2 mỏm trên lồi cầu trong – ngoài xương cánh tay đến trung điểm đường nối 2 mỏm trâm quay – trụ (chiều dài đường chuẩn 1) khi bàn tay để tư thế sấp, cũng như chiều dài từ trung điểm đường nối 2 mỏm trâm quay – trụ (điểm O) đến điểm giữa khớp bàn ngón III (chiều dài đường chuẩn 2) với tay để sấp không có sự khác biệt nhiều về kích thước. Chiều dài chuẩn 1 bên P là 23,2 ± 1,9 cm, bên T là 23,3 ± 2,4 cm. Chiều dài chuẩn 2 bên P là 9,1 ± 1,4 cm, bên T là 9,2 ± 1,2 cm. Như vậy, kích thước giải phẫu chung đo chiều dài chi thì không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên,kích thước đo chu vi của chi lại có sự khác biệt tại các mốc giải phẫu cố định. Đây cũng là gợi ý mới cho các nghiên cứu về các hằng số giải phẫu trên người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải phẫu tĩnh mạch nông cẳng tay mu tay và sử dụng vạt tĩnh mạch trong tạo hình phủ bàn và ngón tay (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w