7. Kết cấu luận án
2.2. Thực trạng HĐCLTH tại một số doanh nghiệp logistics Việt Nam
Trong khả năng liên hệ và tìm kiếm các doanh nghiệp Logistics Việt Nam tiêu biểu tác giả đã lựa chọn và liên hệ thành công tới 5 DN bao gồm: Công ty Cổ phần Vinalines Logistics – Việt Nam; Transimex –Saigon; Công ty TNHH một thành viên Tiếp vận Gemadept (Gemadept Logistics Company- GLC); Công ty NYK Logistics Việt Nam và Công ty AA & Logistics. Đây là 5 DN hiện đang hoạt động tốt và được biết đến tại thị trường Việt Nam và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài năm DN là lựa chọn tương đối phù hợp làm điển hình nghiên cứu thực tế về HĐCL TH của các DN logistics Việt Nam.
Theo các báo cáo tài chính công bố và thông tin liên hệ được thì 5 DN nêu trên hiện có doanh thu và lợi nhuận tương đối cao khi xét mặt bằng chung của các DN logistics Việt Nam đang hoạt động cùng thời điểm. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho thấy doanh thu khối dịch vụ hàng hải 6 tháng đầu năm 2017 bằng 56% kế hoạch cả năm 2017, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 50,9% kế hoạch cả năm 2017. Vinalines Logistics là một trong những doanh nghiệp logistics điển hình của Việt Nam hiện nay trong đầu tư phát triển, mở rộng, và cụ thể là đầu tư xây dựng CLTH.
Bảng 2.2. Doanh thu lợi nhuận ước tính của 5 doanh nghiệp điển hình
Tên doanh nghiệp Doanh thu 2017 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2017 (tỷ đồng)
Công ty cổ phần Vinalines 3.277,5 17
Logistics Việt Nam
Công ty Transimex – Sài Gòn 2.131,8 249
Công ty TNHH MTV tiếp vận 3.990,5 581,4
Germadept
Công ty NYK logistics Việt Nam 966,5 52,7
Công ty TNHH AA&logistics 1.007,4 120
Công ty Transimex – Saigon là một trong các doanh nghiệp sở hữu cảng cạn lớn nhất tại thành phố Hồ chí Minh chiếm khoảng 20% thị phần phía nam và 15% thị phần cả nước. Công ty định hướng phát triển dịch vụ logistics trọn gói 3PL. Trong chuỗi dịch vụ của công ty hiện đã có các dịch vụ liên quan đến giao thông thủy, bộ nội địa, đường hàng không, các dịch vụ kho bãi, giao nhận… Công ty cũng quan tâm đầu tư chiến lược mở rộng thương hiệu. Công ty Transimex –Saigon có thể được xem là một DN điển hình của ngành logistics Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính thường niên được công bố của Công ty TNHH một thành viên tiếp vận Gemadept DN đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2017 khoảng 7% nhưng lợi nhuận tăng hơn 31% so với năm trước. Với kết quả kinh doanh tốt, công ty duy trì và giữ vị trí trong top 20 doanh nghiệp Logistics hàng đầu Việt Nam và top 50 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm qua.
Một doanh nghiệp điển hình khác là Công ty TNHH Giao nhận vận tải AA, công ty đang dần trở thành một trong các nhà giao nhận vận tải chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều dịch vụ chuyên nghiệp cho thị trường. Trong lĩnh vực vận chuyển bằng đường hàng không, công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể, khối lượng vận chuyển đạt gần 1000 tấn hàng mỗi năm, Công ty TNHH AA được xếp hạng thứ 5 trong số các DN hoạt động cùng lĩnh vực tại miền bắc, và được xếp vào tốp 20 DN hoạt động tốt trên cả nước.
Doanh nghiệp điển hình cuối cùng được lựa chọn là Công ty Yusen/ NYK logistics Việt Nam. Là công ty liên doanh có sự góp mặt của Việt Nam và được biết đến nhiều nhờ sự ảnh hưởng lớn mạnh của thương hiệu NYK line Nhật Bản. Với lợi thế liên doanh có được từ công ty Mẹ, tác giả chọn lựa Yusen/ NYK để nghiên cứu điển hình về HĐCL TH với mong muốn tìm kiếm những hình mẫu đáng học học cho các DN logistics Việt Nam.