Theo quy định tại Điều 200 của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều 92 Chương 8 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ 73 Hiện nay, Chính phủ ban hành Khung giá đất cho giai đoạn 5 năm và UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá đất hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Trang 40 - 42)

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021-

72 Theo quy định tại Điều 200 của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều 92 Chương 8 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ 73 Hiện nay, Chính phủ ban hành Khung giá đất cho giai đoạn 5 năm và UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá đất hàng

73 Hiện nay, Chính phủ ban hành Khung giá đất cho giai đoạn 5 năm và UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá đất hàng năm (tại Điều 113 và Điều 114 Luật Đất đai, Nghị định 44/2014/NĐ-CP). Trên thực tế, giá đất biến động thường

41

sử dụng đất, tài chính đất đai; thúc đẩy phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhất là đối với thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, để khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất.

(ii) Xóa bỏ các rào cản, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh, tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Tiếp tục rà soát, công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng để các nhà đầu tư thuận lợi trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Đẩy nhanh các thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, sớm gia nhập thị trường.

(iii) Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/4/2016, tạo bước chuyển căn bản trong dồn đổi, tích tụ, tập trung đất đai, tạo quỹ đất cho phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

(iv) Nghiên cứu sửa đổi các vấn đề còn bất cập trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Trước mắt, tổ chức thực hiện và sơ kết Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế.

(v) Đẩy mạnh điều tra, thống kê, kiểm kê, và hạch toán đầy đủ giá trị đất đai trong nền kinh tế, nhất là đất đai là tài sản công, đất của các đơn vị sự nghiệp, nông, lâm trường, …; xây dựng bản đồ giá đất.

(vi) Đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ số trong việc quản lý, giám sát và công khai các cơ sở dữ liệu về đất đai đến từng thửa đất. Xây dựng hệ thống dữ liệu về đất đai đồng bộ, cập nhật và liên thông với các hệ thống dữ liệu quốc gia (thuế, quy hoạch, địa chính, xây dựng, các phòng công chứng, công an); đảm bảo hệ thống dữ liệu về đất đai được công khai, minh bạch và mọi người dân, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về bản đồ đất đai, về tình trạng của các thửa đất theo thời gian thực, về số lượng các giao dịch về đất đai, về giá đất, và bản đồ giá đất.

(vii) Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, cắt giảm thời gian thực hiện và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Tăng cường mở rộng dịch vụ công trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý tốt quỹ đất công, quỹ đất 20% phát triển nhà ở xã hội và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.

xuyên và Khung giá đất và Bảng giá đất này không theo kịp sự biến động của giá đất trên thị trường, thậm chí thấp hơn rất nhiều lần. Đây là kẽ hở cho sự trục lợi chính sách, làm thất thoát NSNN, tạo ra sự mất công bằng và gây nhiều hệ lụy tiêu cực về mặt xã hội.

42

(viii) Tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, góp phần phát hiện, kiến nghị xử lý các tồn tại, hạn chế và vi phạm pháp luật.

c) Phát triển thị trường lao động Mục tiêu:

Phát triển thị trường lao độngtheo hướng linh hoạt, liên thông, kết nối chặt chẽ cung - cầu, đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, dịch chuyển lao động, phân bố hợp lý lao động theo vùng, ngành, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao NSLĐ và năng lực cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu cụ thể như sau:

(i) Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28- 30% đến hết năm 2025.

(ii) Chỉ số Lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025.

(iii) Giảm tỷ trọng lao động có việc làm phi chính thức trong nền kinh tế xuống dưới 50% vào năm 202574.

(iv) Giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đến năm 2025 xuống khoảng 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

(v) Đến năm 2025, chỉ số Chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng 40 - 50 bậc so với năm 201975; chỉ số Kỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc76.

Nhiệm vụ, giải pháp:

(i) Sửa đổi Luật Việc làm phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nền kinh tế nền tảng số, kinh tế chia sẻ theo

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)