TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Trang 60 - 61)

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021-

5. Nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tăng cường

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Triển khai thành công Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế có ý nghĩa quyết định trong đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình, phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đã được Đảng và Nhà nước đặt ra. Sau khi Quốc hội thông qua Kế hoạch này, cần phải triển khai làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

1. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, hoàn thành trước tháng 12/2021. Chương trình hành động nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm phối kết hợp của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, chia thành hai giai đoạn: (i) Giai đoạn một đến năm 2022: Tập trung hoàn thiện thể chế, chuẩn bị các điều kiện nền tảng kết hợp đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ quá trình phục hồi nền kinh tế, trong đó bao gồm: rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi để phục vụ quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; Ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, hỗ trợ quá trình phục hồi, cơ cấu lại các ngành, khu vực doanh nghiệp sau dịch bệnh; Tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư công. (ii) Giai đoạn hai từ 2023 đến 2025: Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ tất cả các giải pháp nhằm tạo kết quả rõ nét trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển các mô hình kinh tế mới, phát triển kinh tế đô thị, thúc đẩy liên kết vùng, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, tăng cường nội lực, hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Tiến hành đánh giá kết quả thực hiện và đưa vào đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, bảo đảm nguồn ngân sách được bố trí, cân đối trong Kế hoạch tài chính, Kế hoạch đầu tư công. Đổi mới công tác điều hành cơ cấu lại nền kinh tế, thông qua hình thành hệ thống theo dõi và đánh giá thường xuyên nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế của các bộ, ngành và địa phương, thực hiện nghiêm nguyên tắc trách nhiệm người đứng đầu, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương.

Nguồn lực để thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế. Việc huy động nguồn lực được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

(i) Các nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch tập trung vào việc nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực phát triển, từng bước để cơ chế thị trường giữ vai trò chủ yếu trong việc huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển, do vậy hạn chế tối đa việc huy động các nguồn lực bổ sung từ NSNN để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế.

61

(ii) Trong một số ít trường hợp có khả năng sử dụng một số nguồn lực Nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là việc cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu, việc dự kiến lợi ích và chi phí cụ thể của các nhiệm vụ cơ cấu lại như vậy sẽ được ước tính và đề xuất cụ thể tại các Đề án và kế hoạch cơ cấu lại của ngành và lĩnh vực.

(iii) Tận dụng tối đa nguồn lực thu được từ các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra trong Kế hoạch để đầu tư thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội lên kế hoạch giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội.

4. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận tuyên truyền và vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của Quốc hội; thực hiện giám sát, phản biện xã hội các đề án, chính sách và việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.

Trên đây là nội dung Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- TTg và các PTTg;

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)