Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 842/TTrBKHĐT ngày 25/12/2020) phê duyệt Đề án Định hướng thu hút, quản lý, sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Trang 80 - 83)

ngày 25/12/2020) phê duyệt Đề án Định hướng thu hút, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025.

Đã triển khai và có kết quả bước đầu

6

Rà soát, công bố công khai nội dung, nhiệm vụ cần thu hút đầu tư của xã hội để có chính sách khuyến khích cụ thể để thu hút đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ danh mục 108 dự án PPP ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020, gồm 68 dự án ưu tiên cấp quốc gia và 40 dự án ưu tiên cấp địa phương, với tổng mức đầu tư khoảng 375.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP là 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, danh mục dự án này chưa được công khai. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xem xét, xây dựng hồ sơ đề xuất xây dựng luật PPP

Đã triển khai và có kết quả bước đầu

4

TT Nhiệm vụ, giải pháp Kết quả thực hiện Đánh giá

7

Hoàn thiện, triển khai thống nhất trên toàn quốc hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước, hỗ trợ phát triển chính thức ODA, trái phiếu Chính phủ...); xây dựng quy định bảo đảm triển khai hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin; hướng dẫn các bộ, ngành trung ương và địa phương sử dụng trong công tác quản lý, lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng hệ thống thông tin về các dự án đầu tư công (dự

án sử dụng NSNN, ODA, và được công khai tại website

http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn Tuy nhiên, các thông tin công khai là khá hạn chế, chỉ gồm tên dự án, chủ đầu tư, tình trạng của dự án, mà chưa có thông tin về tổng vốn đầu tư và các thông tin khác liên quan đến vốn. Bộ đã ban hành các hướng dẫn để các địa phương, Bộ, ngành cập nhật thông tin trên website

Đã triển khai và có kết quả bước đầu

8

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước; ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việc phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãnh phí vốn, tài sản Nhà nước tiếp tục được triển khai. Công tác thanh tra chống chuyển giá được đẩy mạnh, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai thanh tra kiểm tra thuế, chống thất thu NSNN, chống chuyển giá; tích cực triển khai các ứng dụng kiểm tra hồ sơ kê khai thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá... .

Đã triển khai và có kết quả bước đầu

9

Nghiên cứu xây dựng Đề án hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng trong năm 2017

Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 09/02/2018. Theo đó, trong giai đoạn 2017-2020, Bộ Xây dựng đã hoàn thành 2 nhiệm vụ quan trọng, có tính căn bản của Đề án là lập Danh mục hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lập Quy hoạch hệ thống quy chuẩn quốc gia về xây dựng. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng đề cương chi tiết, biên soạn bộ quy chuẩn theo danh mục được phê duyệt, rà soát danh mục tiêu chuẩn hiện có để tránh trùng lắp, làm cơ sở hoạch định, chuyển đổi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn mới.

Đã triển khai và có kết quả rõ ràng

10 Xây dựng cơ sở dữ liệu giá xây dựng, thực hiện công

bố chỉ số giá xây dựng trên cả nước theo đúng quy định

Đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017. Theo đó, trong giai đoạn 2017-2020, Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc rà soát các định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, cơ bàn hoàn thành việc rà soát hệ thống định mức xây dựng chuyên ngành và đặc thù của các Bộ Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và địa phương; đã thể chế hóa các phương pháp xây dựng hệ thống định mức và giá xây dựng mới vào các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định số 10/2021/NĐ- CP; đã hoàn thiện về cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng và dự kiến sẽ chính thức chuyển sang giai đoạn khai thác, vận hành trong năm 2021.

Đã triển khai và có kết quả rõ ràng

5

TT Nhiệm vụ, giải pháp Kết quả thực hiện Đánh giá

11

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng chuyên ngành đảm bảo đồng bộ đáp ứng yêu cầu quản lý

Một số Bộ, ngành đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện Thông tư số 35/2017/TT-BTC ngày 25/4/2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo và phục hồi môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung do cơ quan Trung ương thực hiện thẩm định; đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu; ban hành Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT ngày 8/8/2017 về Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường; ban hành Thông tư số 30/2017/TT-BTNMT ngày 11/9/2017 Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.Bộ Giao thông vận tải đã ban hành 3 tiêu chuẩn cơ sở, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, công bố 14 tiêu chuẩn Việt Nam, tích cực triển khai thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, kết quả nghiên cứu ứng dụng đề tài trong công tác xây dựng, bảo trì công trình giao thông.Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hơn 900 Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có 530 Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ xây dựng và hơn 400 Tiêu chuẩn Việt Nam do các bộ, ngành khác xây dựng. Bộ cũng sửa đổi, xây dựng mới 9 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành khác để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật chuyên ngành; tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và thẩm định 71 dự thảo quy chuẩn Việt Nam của các Bộ, ngành đề nghị; tham gia ban soạn thảo và góp ý xây dựng dự thảo 65 quy chuẩn Việt Nam.

Đã triển khai và có kết quả bước đầu

12

Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công

Nhiều Bộ, ngành đã rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế. Tuy nhiên, một số quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, suất đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực chậm đổi mới. Việc xây dựng đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các công trình giao thông chưa được thực hiện tốt. Định mức chi khoa học và công nghệ chưa có nhiều đổi mới.

Đã triển khai và có kết quả bước đầu

13

Soạn thảo Luật về đối tác công tư theo hướng đa dạng về loại hình trong các ngành, lĩnh vực phù hợp, công khai, minh bạch, ổn định, bình đẳng; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng

Luật PPP (Số 64/2020/QH14 ngày 18/6/2020 – Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư) đã được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành Luật PPP, Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định cơ chế quản lý tài chính, dự án đầu tư PPP

Đã triển khai và có kết quả rõ ràng

6

TT Nhiệm vụ, giải pháp Kết quả thực hiện Đánh giá

1

Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại; đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên)

Từ năm 2016-2020, tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng dần đều qua các năm và

đến cuối năm 2020 đạt 14.028,2 nghìn tỷ đồng, tăng 64,97% so với cuối năm 2016110

. Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2020 đạt 1.035,6 nghìn tỷ đồng, Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2020 đạt 1.035,6 nghìn tỷ đồng,

tăng 74,10% so với cuối năm 2016111. Vốn điều lệ tăng nhanh, đến cuối năm 2020 đạt

661,67 nghìn tỷ đồng, tăng 35,47% so với cuối năm 2016112

Việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II tiếp tục được tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn. Nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý triển khai Basel II tại Việt Nam, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 hướng dẫn về lệ an toàn vốn theo Phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (hiệu lực từ 01/01/2020). Đến nay, hầu hết các TCTD đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn

theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN113

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)