Hiện trạng về kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn đang được sử dụng phổ biến trong các dự án xây dựng cầu ở Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ (Trang 25 - 27)

Tại Việt Nam, với các cầu nhịp vừa và nhỏ (chiều dài từ 60m trở xuống), kết cấu nhịp dạng dầm giản đơn là kết cấu nhịp được áp dụng nhiều nhất. Thông thường, dầm được chế tạo trước trong cơng xưởng hoặc trong bãi đúc sau đó vận chuyển, lắp đặt tại hiện trường. Dầm được chế tạo trước do đó thường có chất lượng tốt và có thể chế tạo hàng loạt. Ngồi ra, do hình dạng và trạng thái làm việc của dầm tương đối đơn giản nên dễ dàng cơng nghiệp hóa và đẩy nhanh thời gian thi cơng, giảm giá thành chung của dự án.

Kết cấu nhịp cầu dầm giản đơn có hai dạng chính là kết cấu dầm thép (dầm cán, dầm tổ hợp,..) và kết cấu dầm bê tông cốt thép (bê tơng cốt thép thường hoặc có

dự ứng lực). Trong đó, dầm bê tơng cốt thép dự ứng lực được ứng dụng rộng rãi hơn do có độ bền cao hơn và thi công dễ dàng hơn. Bảng 1-1 thống kê các dạng kết cấu nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực điển hình sử dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Bảng 1-1: Thống kê các dạng dầm dự ứng lực sử dụng phổ biến tại Việt Nam

STT Dạng dầm cầu Phương thức chế tạo

A DẦM BẢN RỖNG 1 Dầm bản 9m Dự ứng lực căng trước 2 Dầm bản 12m Dự ứng lực căng trước 3 Dầm bản 15m Dự ứng lực căng trước 4 Dầm bản 18m Dự ứng lực căng trước 5 Dầm bản 21m Dự ứng lực căng trước 6 Dầm bản 24m Dự ứng lực căng trước B DẦM TIẾT DIỆN CHỮ T 1 Dầm T 24m Dự ứng lực căng sau 2 Dầm T 33m Dự ứng lực căng sau C DẦM TIẾT DIỆN CHỮ I

1 Dầm I 18,6m Dự ứng lực căng trước và căng sau

2 Dầm I 24,54m Dự ứng lực căng trước và căng sau

3 Dầm I 33m Dự ứng lực căng trước và căng sau

4 Dầm I 42m Dự ứng lực căng trước

D DẦM TIẾT DIỆN SUPER-T

1 Dầm SuperT 38,2m Dự ứng lực căng trước

E MỘT SỐ DẠNG DẦM MỚI ĐƯỢC ĐƯA VÀO VIỆT NAM

1 Dầm T ngược 25m Dự ứng lực căng trước

Tại vùng Đơng Nam Bộ, các loại hình dầm với chiều dài nhịp như trên cũng được ứng dụng trong sản xuất chế tạo tại nhà máy cũng như tại công xưởng của cơng trường. Điển hình là nhà máy bê tơng 6 có sản xuất với quy mơ cơng nghiệp các loại hình dầm trên với bê tơng có cường độ từ 50MPa trở xuống và được nhiều dự án trong khu vực sử dụng.

Hầu hết các dạng dầm này đều giới hạn chiều dài nhịp từ khoảng 40m trở xuống. Những cố gắng thử nghiệm dầm mặt cắt chữ I42m cho một số cơng trình khơng đạt được hiệu quả như mong muốn do mặt cắt chữ I giai đoạn 1 có độ mảnh theo phương ngang lớn, gây khó khăn cho cơng tác vận chuyển dầm theo phương dọc trong quá trình thi cơng. Một dạng mặt cắt khác đã được sử dụng phổ biến để vượt những nhịp lớn là mặt cắt ngang dầm dạng Super T. Mặt cắt ngang dạng này có độ ổn định ngang lớn, tuy nhiên do các bản vách mỏng nên gặp nhiều vấn đề về mất ổn định cục bộ. Ngoài ra, do mặt cắt dầm Super T khơng có sườn giữa để kéo xiên cốt thép dự ứng lực lên ở đầu dầm nên cốt thép dự ứng lực không tham gia chịu cắt ở đầu dầm. Điều này dẫn đến việc phải bố trí cốt thép đai chịu cắt với mật độ lớn, cốt liệu đá sử dụng đổ bê tơng đầu dầm phải có kích cỡ nhỏ, khó đảm bảo chất lượng đầm bê tông và dẫn đến xuất hiện nhiều các vết nứt xiên tại vùng chịu cắt của dầm Super T. Kết cấu nhịp dạng Super T chưa cho thấy được khả năng vượt nhịp quá 40m[2].

Để vượt được khẩu độ lớn hơn 40m có dạng dầm hộp BTCT dự ứng lực, dạng này đã được sử dụng ở một số dự án với chiều dài nhịp 50m. Tuy nhiên các nhịp này thường được thi công đổ tại chỗ trên đà giáo cố định/di động làm kéo dài thời gian thi công. Loại dầm này cũng khơng được đánh giá cao về tính kinh tế nên không được sử dụng phổ biến[2].

Như vậy, vấn đề kỹ thuật đặt ra là cần phải xây dựng, thiết kế một dạng kết cấu nhịp BTCT dự ứng lực đúc sẵn có cấu tạo đơn giản, khả năng cơng nghiệp hóa cao, độ ổn định trong q trình thi cơng lớn, có khả năng chịu cắt tương xứng với khả năng chịu uốn để vượt nhịp có chiều dài đến 60m, vốn là khoảng trống về chiều dài nhịp kinh tế cho các dạng kết cấu nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực thông thường ở Việt Nam nói chung và vùng Đơng Nam Bộ nói riêng[2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ (Trang 25 - 27)