Lựa chọn loại hình dầm bê tơng dự ứng lực nhịp giản đơn sử dụng bê tông cường độ cao ứng dụng cho giao thông khu vực Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ (Trang 92 - 94)

1 ngày tuổi 3 ngày tuổi 5 ngày tuổi 7 ngày tuổ

3.3.1.Lựa chọn loại hình dầm bê tơng dự ứng lực nhịp giản đơn sử dụng bê tông cường độ cao ứng dụng cho giao thông khu vực Đông Nam Bộ.

Loại hình dầm được lựa chọn dựa theo các tiêu chí cơ bản sau: - Ứng dụng cho kết cấu đúc sẵn.

- Khả năng thi cơng cẩu lắp khơng q khó khăn.

Phân tích các yếu tố kỹ thuật của các loại hình dầm hiện đang được ứng dụng trong nước và quốc tế, có thể đánh giá các tiêu chí theo bảng sau:

Bảng 3-1: Tổng hợp phân tích các loại hình dầm đúc sẵn.

Loại dầm Chiều dài nhịp đáp ứng Khoảng cách dầm theo phương ngang cầu Tính ổn định trong cẩu lắp Độ khó trong cơng tác đầm lèn bê tơng

Loại hình dầm truyền thống hiện nay

Dầm bản rỗng 9m đến 24m Nhỏ Tốt Dễ Dầm I 12.5m đến 33m Trung bình Kém Trung bình Dầm T 24m đến 33m Trung bình Trung bình Trung bình Dầm Super-T 38.2m Trung bình Tốt Khó Dầm T ngược 10m đến 33m Trung bình Trung bình Khó

Loại hình dầm tiến tiến trên thế giới

Dầm Bulb-Tee 24m đến 45m Trung bình Trung bình Trung bình Dầm I cánh rộng 24m đến 60m Lớn Tốt Trung bình

Dầm U-beam 23m đến 36.5m Lớn Tốt Khó Dầm Bath-tub 24m đến 36m Lớn Tốt Khó

Với phân tích trên, có thể nhận thấy loại hình dầm I cánh rộng là loại hình phù hợp nhất để ứng dụng cho các dự án xây dựng cầu giao thông trong đô thị khu vực Đông Nam Bộ

Dầm I cánh rộng được thiết kế định hình, giữ nguyên các chỉ tiêu về kích thước, chỉ thay đổi chiều cao sườn dầm cho phù hợp với từng chiều dài nhịp. Cấu hình của dầm phù hợp với việc cơng nghiệp hóa q trình chế tạo. Dầm đã được áp dụng thành cơng ở nhiều bang của Hoa Kỳ, Canada, Mexico... so với các dạng dầm I hiện được sử dụng tại Việt Nam, dầm I cánh rộng có bề rộng cả hai cánh lớn giúp tăng cường độ ổn định theo phương ngang trong q trình thi cơng. Đồng thời bầu dầm phía dưới được mở rộng để tăng diện tích bố trí cáp dự ứng lực.

Điểm đặc biệt là dầm tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài nhịp nhỏ (H/L) hơn so với các dầm I và T thơng thường. Với kết cấu nhịp giản đơn, dầm có tỉ lệ H/L bằng từ 1/23 đến 1/24. Với kết cấu nhịp liên tục, dầm có tỉ lệ H/L = 1/25. Đặc biệt, dầm có khả năng áp dụng trong cầu có mố, trụ liền khối hoặc bán liền khối, khi đó tỷ lệ H/L giảm xuống chỉ cịn 1/26. Tỉ lệ H/L như vậy là rất nhỏ so với tỉ lệ H/L bằng từ 1/15 đến 1/20 của các dạng kết cấu nhịp dầm I, T bằng BTCT và BTCT dự ứng lực thông thường. Việc giảm được chiều cao dầm chủ cho phép giảm được chiều cao kiến trúc của cầu với cùng một khẩu độ nhịp. Từ đó giảm được chiều cao đất đắp và thu ngắn chiều dài ở hai đầu cầu và qua đó là chi phí chung xây dựng cầu.

Một đặc điểm đáng chú ý khác của dầm cánh rộng là do dầm có bề rộng cánh trên lớn nên giảm được khẩu độ làm việc ngang của bản mặt cầu. Điều này cho phép sử dụng bề dày bản mặt cầu không đổi so với các dạng dầm I thông thường (khoảng từ 175mm đến 200mm), nhưng kéo dãn được khoảng các giữa các dầm. Cụ thể, nhiều cầu sử dụng dầm I cánh rộng ở Mỹ có khoảng cách giữa các dầm lên đến 3.9m; giảm được đáng kể số lượng dầm chủ trên một mặt cắt ngang, tăng hiệu quả về suất đầu tư kết cấu nhịp cầu trên một đơn vị diện tích và tăng tốc độ thi cơng kết cấu nhịp.

Ngồi ra, với phần cánh dưới rộng nên phần diện tích để bố trí cáp dự ứng lực tăng khoảng 38% so với các dầm có bầu thơng thường, trọng tâm cáp dự ứng lực được đẩy ra xa trục trung hòa hơn; giúp tăng khả năng chịu uốn của dầm và tăng cường ổn định nén của dầm trong quá trình thi cơng và cẩu lắp, giảm số lượng dầm ngang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ (Trang 92 - 94)