Thực tiễn ứng dụng bê tông cường độ cao cho kết cấu cầu ở Việt Nam nói chung và vùng Đơng Nam Bộ nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ (Trang 34 - 35)

chung và vùng Đơng Nam Bộ nói riêng.

Trong thiết kế kết cấu nhịp cầu hiện nay tại Việt Nam, bê tông được dùng phổ biến với dải cường độ thường áp dụng [4050]MPa cho kết cấu dầm dự ứng lực, đối với bản mặt cầu đổ tại chỗ thường dùng bê tông với cường độ [3035]MPa. Các cấu kiện đúc sẵn trong các nhà máy sản xuất dầm có thể thiết kế với bê tơng có cường độ cao hơn các cấu kiện thi công tại chỗ trên công trường. Mặc dù trong tiêu chuẩn thiết kế cầu đã cho phép thiết kế với bê tông cường độ cao, nhưng trong thực tế chưa có cơng trình thiết kế dầm cầu với cường độ 60MPa hoặc hơn.

Ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong vùng Đông Nam Bộ, hiện nay rất nhiều nhà máy bê tông đã đưa vào sản xuất bê tông cường độ cao đến 80MPa nhưng vẫn chủ yếu dùng chế tạo các cấu kiện cọc bê tông cốt thép dự ứng lực đúc sẵn, một số ví dụ cụ thể như sau:

- Công ty bê tông 6 (620): cọc ống ly tâm cường độ 80MPa, cọc ván bê tông cường độ 70MPa hoặc cao hơn.

- Công ty TNHH bê tông Tiền phong: cọc vuông dự ứng lực cường độ 60MPa, cọc ống dự ứng lực cường độ 800kgf/cm2.

- Công ty Sino-Pacific: cọc ống dự ứng lực cường độ 80MPa.

- Công ty bê tông ly tâm Thủ Đức: cọc ống dự ứng lực cường độ 80MPa. - Công ty cổ phần IBS: cọc ống dự ứng lực cường độ 800kgf/cm2.

- Công ty Phan Vũ: cọc ống dự ứng lực cường độ 600 kgf/cm2 đến 1000 kgf/cm2.

Một số công ty, nhà máy cũng đưa ra dịch vụ cung cấp bê tông cường độ cao đến hiện trường như công ty Holcim Việt Nam, công ty Lê Phan, công ty bê tông

ngoại thương FTC, công ty Saigon-RDC, công ty FiCO-PanU. Cường độ bê tông cung cấp đến cơng trường trường có thể đạt đến 80MPa.

Việc đưa bê tông cường độ cao, nhất là bê tông cường độ đến 80MPa, vào trong thiết kế kết cấu dầm cầu một cách chính thức vẫn cịn nhiều khó khăn do một số lý do sau:

- Kỹ sư tư vấn thiết kế và chủ đầu tư chưa nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng bê tông cường độ cao - chất lượng cao.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành chưa hỗ trợ đầy đủ đối với bê tơng có cường độ trên 70MPa.

- Thiếu những loại hình dầm phù hợp với bê tơng cường độ cao: những loại hình dầm thường dùng như dầm I, dầm super T không thể hiện rõ ưu điểm khi chế tạo bằng bê tông cường độ cao.

- Thói quen thiết kế theo lối mịn và tâm lý lo ngại rủi ro trong thiết kế kết cấu mới.

Để có thể ứng dụng tốt bê tơng cường độ cao, đặc biệt là bê tơng có cường độ từ 60MPa đến 80MPa, cho các dự án xây dựng giao thông khu vực Đông Nam Bộ vào trong thiết kế kết cấu dầm dự ứng lực đúc sẵn, cần có sự kết hợp giữa nghiên cứu bổ sung các đặc tính cơ học của vật liệu bê tông cường độ cao để bổ sung cho các yêu cầu của công tác thiết kế và đánh giá hiệu quả kỹ thuật để ứng dụng loại hình kết cấu khác với các loại hình đang sử dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)