Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 79 - 86)

7. Kết cấu luận văn:

3.2.4Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở

Cần sớm thành lập “quỹ tiết kiệm nhà ở” (quỹ này hình thành trên cơ sở tái cơ cấu quỹ phát triển nhà tại các địa phương). Quỹ tiết kiệm nhà ở hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập hạn chế. Mục đích của quỹ tiết kiệm nhà ở để đầu tư xây dựng nhà ở và cho người mua và chủ đầu tư nhà TNT vay ưu đãi. Đối với hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tiết kiệm nhà ở, tiền đóng góp hàng tháng tính theo nhu cầu của khoản vay dự kiến. Khi tiền đóng góp vào quỹ bằng khoảng 30% giá trị nhà ở cần mua hoặc cần thuê mua và thời gian đóng góp quỹ tối thiểu từ 5 năm trở lên thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được vay tiền từ Quỹ tiết kiệm nhà ở. Việc cho vay được tính trên nguyên tắc, ai gửi tiết kiệm nhiều hoặc thời gian dài hơn thì được ưu tiên vay trước. Người vay phải trả đều hàng tháng trong thời hạn tối thiểu 15 năm, tính từ ngày được vay để mua nhà ở cho người TNT.

Quỹ tiết kiệm nhà ở có tính chất tự nguyện nên sẽ khó có khả năng thu hút nhiều người tham gia. Quỹ sẽ chỉ thu hút được những người có nhu cầu mua nhà trong khi họ là những thành phần có thu nhập không cao. Nếu xét thêm yếu tố lãi suất, tính khả thi sẽ giảm đi ít nhiều. Bởi lẽ, trong khi lãi suất huy động của ngân hàng thương mại đang ở mức 12%/năm, lãi suất của Quỹ

chỉ ở mức 7 - 8%/năm. Ngoài quan ngại về khả năng huy động vốn của Quỹ tiết kiệm nhà ở, người tham gia Quỹ sẽ rất băn khoăn về vấn đề tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình hoạt động và điều hành Quỹ. Vì vậy, Quỹ tiết kiệm nhà ở tại Việt Nam chỉ khả thi khi cải thiện được tính minh bạch trong mọi hoạt động và có được niềm tin từ cộng đồng. Khi nguồn vốn này được khai thông, nó sẽ ít nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường bất động sản, nhưng quan trọng hơn hết là lợi ích thiết thực mà Quỹ sẽ mang lại cho những người có nhu cầu mua nhà. Do đó, Quỹ tiết kiệm nhà ở nên được thiết lập theo quy mô địa phương thay vì quy mô quốc gia để dễ quản lý đồng thời sẽ hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng cho những đối tượng có nhu cầu. Ngoài ra, Quỹ nên được kết hợp phát triển đồng bộ với những chương trình phát triển nhà ở xã hội của địa phương để giúp những người có thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà. Bên cạnh đóng góp của những thành viên trong Quỹ, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ cũng rất cần thiết cho sự phát triển và thành công của Quỹ.

Ngoài các giải pháp trên, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích DN đầu tư xây dựng nhà cho thuê. Vì vậy, cần xây dụng một chiến lược tổng thể với các chính sách, công cụ tác động tới thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là cải thiện hệ thống cung cấp nhà ở, đảm bảo cho người dân có cơ hội có nhà ở trong khả năng chi trả. Chính sách phát triển nhà ở cho thuê cần đồng bộ, từ khâu giao đất, xây dụng cơ sở hạ tầng đến quản lý vận hành các dự án nhà ở cho thuê, đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh của đô thị. Cần khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân để đa dạng hóa các nguồn lực vào thị trường này, song sự tham gia của khu vực công là yếu tố then chốt đối với sự thành công của việc quy hoạch, cung cấp, vận hành, bảo trì, duy tu cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà ở cho thuê cần lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên cần có các chính sách hỗ trợ DN

và nhà đầu tư về tài chính, đặc biệt là chính sách tín dụng vay đầu tư xây dựng nhà cho thuê.

KẾT LUẬN

Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp là một vấn đề mà bất cứ một quốc gia, một đô thị nào cũng phải đối mặt. Một số nước đã giải quyết khá thành công vấn đề này như Mỹ, Singapore, Thuỵ Điển… Việt Nam là một nước đang phát triển, số lượng người thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở rất lớn, trong khi mức thu nhập lại thấp nên để có được một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình là rất khó nếu chỉ dựa vào thu nhập của bản thân. Vì vậy, nhà nước phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà. Ở một số đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, đặc biệt là Bình Dương, Đà Nẵng đã có những kết quả nhất định trong việc giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp tuy vẫn còn nhiều vướng mắc.

Với đề tài “Giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam”, luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm liên quan đến nhà ở cho người TNT và các giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người TNT, tìm hiểu kinh nghiệm các nước, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Thông qua việc phân tích thực trạng sử dụng các chính sách tài chính: các chính thuế đối với việc xây dựng, mua bán nhà TNT; các chính sách tín dụng; chính sách giá, quỹ phát triển nhà ở, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy các giải pháp tài chính để phát triển nhà ở cho người TNT. Tuy nhiên, xây dựng và phát triển nhà ở cho người TNT ở nước ta mới được tập trung thực hiện trong vài năm gần đây (từ năm 2009 đến nay), mặt khác đây lại là vấn đề phức tạp, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, nhân đạo nên còn gặp rất nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ. Mặc dù tác

giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, không gian, dung lượng của một luận văn thạc sỹ và trình độ của tác giả nên còn nhiều vấn đề về hoàn thiện các chính sách, giải quyết nhà ở cho người TNT nói riêng và tháo gỡ khó khăn về nhà ở tại các đô thị lớn nói chung đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn trong các công trình sau. Kính mong sự góp ý của Quý Thầy Cô để người thực hiện có thể học hỏi nhiều hơn trong nghiên cứu, lý luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá (CB), Trần Kim Chung (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào

thị trường bất động sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2. Bộ Xây dựng (2009), Thống kê tình hình nhà ở, Hà Nội

3. Bộ Xây dựng (2009), thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 của

Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Hà nội.

4. Bộ Xây dựng (2012), thông tư số 05/2012/TT-BXD ngày 10/10/2012 của

Bộ Xây dựng ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Xây dựng, Hà Nội.

5. Chính phủ (2001), Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về ưu

đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, Hà Nội.

6. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, Hà Nội.

7. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý đất đai và bất động sản đô

thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

8.Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Mùi (2006), “Giải pháp huy động vốn nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản”, Hội thảo khoa học thị trường bất động sản: Thực

trạng, nguyên nhân và những giải pháp, Viện nghiên cứu địa chính- Viện

10.Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, NXB thống kê Hà Nội

11. Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Khắc Thanh (2009), Nhà ở cho người có thu

nhập thấp ở các đô thị lớn hiện nay kinh nghiệm Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Quỹ phát triển nhà ở thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo tổng kết

năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh.

14. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb thống kê, Hà Nội

15. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb thống kê, Hà Nội

16. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011

Phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội

17. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày

24/04/2009 về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Hà Nội.

18. Đỗ Thanh Tùng (2011), Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị

Hà Nội, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyên ngành Tài

chính Ngân hàng, Hà Nội.

19. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày

13/09/2010 quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, Hà Nội.

20. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày

14/06/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của “ quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực

đô thị” ban hành kèm theo quyết định số 43/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, Hà Nội.

21. Viện nghiên cứu kiến trúc-Bộ Xây dựng (2010), Các giải pháp đồng bộ

phát triển nhà ở người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam, NCKH cấp Bộ.

22. Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế-Xã hội (2006), Giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội- Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

23.Website : http://chinhphu.vn 24.Website : http://dothi.net

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 79 - 86)