Đánh giá các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu luận văn:

2.3.Đánh giá các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho

cho người có thu nhập thấp ở Việt nam thời gian qua:

2.3.1 Chính sách thuế

Nhà nước đã ban hành những chính sách thuế ưu đãi chủ đầu tư nhà ở cho người TNT và người có TNT. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn (từ 24/4/2009 đến 22/07/2009) thì đã có sự thay đổi, điều chỉnh giảm ưu đãi đối với chủ thể được hưởng và đến NĐ 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 thì mức ưu đãi không được nêu bằng con số cụ thể. Điều này khiến cho các nhà đầu tư do dự, không mặn mà với dự án nhà ở cho người TNT.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhà ở dành cho người thu nhập thấp chưa hấp dẫn người dân là do các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, như chính sách áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng 0%, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm năm tiếp theo, được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động... chưa được các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ. Doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở thu nhập

thấp chỉ được áp dụng các ưu đãi nói trên trong năm 2009, trong khi phần lớn dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp khởi công vào năm 2010 và kéo dài nhiều năm qua.

2.3.2 Chính sách tín dụng

Nhà nước đã có quy định về ưu đãi tín dụng tại điều 34 Nghị định 71/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, đây mới là những quy định về ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư nhà ở cho người TNT mà chưa có quy định về ưu đãi đối với người mua nhà. Trên thực tế, những ưu đãi về tín dụng chưa được thực hiện đầy đủ, thủ tục rườm rà, tiến độ giải ngân chậm và phải có tài sản thế chấp trong khi dự án xây nhà cho người TNT được miễn tiền đất nên không thể lấy làm tài sản thế chấp. Do những bất cập trong quá trình thực thi chính sách trên nên không thu hút được đầu tư, giá nhà TNT cao một phần do phải vay vốn không được ưu đãi, nhiều dự án thực hiện không đúng tiến độ…

2.3.3 Chính sách giá

Ngoài những yếu tố tác động đến giá nhà TNT ở trên (thuế, vốn), còn rất nhiều yếu tố góp phần đẩy giá nhà TNT lên cao: giá nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng, tiện ích dịch vụ kèm theo….

Một vấn đề bất cập trong quy định mức giá nhà TNT đó là khi đưa ra các văn bản pháp luật, Chính phủ chưa tính đến yêu tố lạm phát trong thời kỳ thi hành nên xảy ra mâu thuẫn: Theo quy định giá bán các căn hộ thu nhập thấp phải được Sở Tài chính và liên ngành (Sở Xây dựng, Tài nguyên Môi trường và Cục thuế), địa phương thẩm định và phải tuân thủ mức lợi nhuận định mức của doanh nghiệp chỉ là 10%. Đây là con số quá nhỏ nếu đem so sánh với mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại 2 năm trở lại đây và với tốc độ lạm phát của nền kinh tế. Như vậy với người những người thu nhập thấp thì mức giá các dự án là cao, trong khi với chủ đầu tư thì đó lại là mức giá thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT HUY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 60 - 62)