Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu luận văn:

1.3.2.2Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính phủ Thái Lan thành lập cơ quan Cộng đồng nhà ở trực thuộc Bộ Nhà ở (UCDO), có vai trò liên kết các tổ chức khác nhằm giúp đỡ về mặt tài chính nhà ở. Cơ quan này có quyền hạn hoạch định chính sách, quy hoạch, thiết kế về phát triển nhà ở. Tổ chức này cũng tạo nguồn thu nhập cho người nghèo để có tiền mua trả góp nhà ở. Đây cũng là một tổ chức thực sự của những người có nhu cầu về nhà ở (người đó phải có tiền tiết kiệm); do tập thể bầu ra và có tư cách pháp nhân vay tiền, trả tiền thuê nhà cho từng thành viên; có chức năng tiến hành những hoạt động then chốt để giải quyết nhà ở như mua đất, xây cất nhà…. Chính phủ Thái lan cũng cho phép thành lập ngân hàng riêng với mục đích cung cấp tín dụng nhà ở, hoạt động theo luật của ngân hàng với 100% số cổ phần do Bộ tài chính nắm. Ngân hàng cung cấp các khoản vay cho người TNT với lãi suất ưu đãi, đủ để họ mua nhà trả góp.

Tổ chức Nghiên cứu thị trường nhà ở của Chính phủ cũng được thành lập. Các nguồn vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài vào lĩnh vực nhà ở được khuyến khích. Trích 20% khoản thuế thu nhập đánh vào nhóm người giàu vào quỹ phát triển nhà ở. Các tập thể, cơ quan bị nghiêm cấm sử dụng quỹ phúc lợi xây dựng nhà để bao cấp cho cán bộ của mình, khoản kinh phí đó được sử dụng như các khoản đầu tư hỗ trợ cho việc cải thiện nhà ở của cán bộ hoặc các hình thức cho vay không tính lãi để phát triển nhà ở. Chính phủ cũng chú trọng giải quyết yêu cầu cải thiện môi trường, đảm bảo dành đất cho các công

trình công cộng, dịch vụ xã hội, sân vườn, cây xanh trong khu nhà ở của người nghèo. Đảm bảo mức giá thuê nhà hợp lý đối với người TNT, xây dựng chính sách thuê nhà hướng tới việc hóa giá nhà cho người thuê.

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 30 - 31)