Khái quát thị trường viễn thông di động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của trung tâm kinh doanh vinaphone bắc ninh (Trang 37 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Khái quát thị trường viễn thông di động tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt nam có 3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động chính tạo nên môi trường cạnh tranh sôi động sử dụng công nghệ GSM gồm có Vinaphone, Mobiphone, ViettelMobile. Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn để thoả mãn nhu cầu đàm thoại của mình là tốt nhất, khách hàng thường có xu hướng luôn thay đổi mẫu mã điện thoại và chạy theo model về kiểu dáng và tính năng của máy điện thoại. Do đó, việc thường xuyên thay đổi máy điện thoại với công nghệ GSM rất phù hợp và dễ dàng cho phép chuyển SIM từ máy này sang máy khác.

Những năm vừa qua, ngành viễn thông phát triển mạnh không ngừng thì mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ngày càng khốc liệt, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động. Đây là thời điểm thị trường viễn thông đã xuất hiện cuộc chiến tranh về giá cước dịch vụ thông tin di động. Theo Tạp chí Frost & Sullivan cho rằng cuộc chiến về giá giữa các nhà mạng sẽ tác động xấu đến thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Cuộc chiến về giá cước di động tại Việt Nam có thể làm tổng doanh thu trên thị trường này giảm. Lý do chính là khi các nhà cung cấp mới đưa ra gói cước gọi nội mạng miễn phí ra thị trường, khách hàng sẽ sử dụng sim này để gọi nội mạng với mục đích tiết kiệm chi phí. Phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và thời gian của cuộc chiến về giá, doanh thu năm 2013 có thể giảm 3,5% và tốc độ phát triển sẽ sụt giảm xuống chỉ còn 1 con số. Cuộc chiến về giá giữa các nhà mạng sẽ tác động xấu đến thị trường Việt Nam. Cụ thể tổng số phút gọi của mỗi thuê bao sẽ tăng lên nhanh chóng: Các gói cước gọi nội mạng miễn phí sẽ là nguyên nhân chính làm cho thuê bao tại Việt Nam tăng gấp 2 lần trong vòng 1 năm. Điều này sẽ tạo áp lực buộc các nhà mạng phải tăng chi phí đầu tư, trong đó tăng đầu tư dung lượng mạng thay vì mở rộng vùng phủ, phát triển dịch vụ mới và hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ chậm lại, doanh thu của các nhà mạng sẽ thấp hơn các năm trước do giá cước giảm và không có tích lũy để tái đầu tư. Bên cạnh đó, vùng phủ kém, giá cước thấp sẽ mang lại ít lợi nhuận. Việc cung cấp các gói cước với mức giá bán thấp hơn giá thành sẽ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và về mặt dài hạn sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành viễn thông.

Ngành viễn thông Việt Nam qua phân tích trên, cần có những bước đi khẩn cấp đưa ra các chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh mà không có tác động xấu đến sự phát triển ngành công nghệ thông tin và viễn thông của đất nước. Vì vậy, Frost & Sullivan khuyến cáo các nhà mạng có kế hoạch kinh doanh khả thi và không bán dưới giá thành. Việc một nhà mạng mới gia nhập thị trường Việt Nam với mạng lưới kém và mức doanh thu thấp như hiện nay thì việc định giá cước thấp hơn giá thành sẽ tác động tiêu cực đến thị trường. Do vậy, khi cấp phép đầu tư cần thiết phải xem xét kỹ các kế hoạch kinh doanh để đảm bảo công bằng và bền vững trong cạnh tranh.

Tăng vùng phủ: Chính phủ cần buộc các nhà mạng phải tăng vùng phủ toàn quốc, thay vì chỉ tập trung vào khu vực thành thị. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chính phủ Việt Nam có thể thành lập quỹ “Phát triển hạ tầng – USO”, theo đó, các nhà mạng không phủ sóng toàn quốc phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ này để Chính phủ tăng cường đầu tư vào khu vực nông thôn.

Thay đổi lại các quy định về giá cước trên thị trường: Chính phủ nên cân nhắc về mức giá sàn của dịch vụ thông tin di động trên cơ sở chi phí đầu tư và vận hành khai thác mạng. Đây cũng là kinh nghiệm của rất nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phát triển thị trường một cách ổn định. Nếu cho phép gọi miễn phí thì chính phủ không giảm cước kết nối vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên chiến tranh về giá.

Tăng cường kiểm tra và giám sát chất lượng mạng lưới: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến về giá, Chính phủ cần tăng cường giám sát chất lượng của các nhà mạng và yêu cầu các nhà mạng có chất lượng thấp phải tăng chất lượng.

Nới lỏng các yêu cầu về đầu tư những lĩnh vực khác: Do ảnh hưởng của chiến tranh về giá, vì vậy các kế hoạch đầu tư cho 3G hoặc các lĩnh vực khác có thể bị chậm lại do phải tăng cường đầu tư mở rộng dung lượng. Chính phủ nên thông cảm với những khó khăn mà các nhà mạng đang đối mặt nới lỏng các yêu cầu về đầu tư cho những lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng cá nhân của trung tâm kinh doanh vinaphone bắc ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)