Một số kết quả thực tiễn và các chính sách về trồng rừng sản xuất ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)

L ời cảm ơn

2.2.2. Một số kết quả thực tiễn và các chính sách về trồng rừng sản xuất ở Việt

Hiện nay ở nước ta có các loại tổ chức sản xuất tham gia trồng rừng như:

Các công ty lâm nghiệp, các hộ trồng rừng, các tổ chức hợp tác quốc tế... Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2016 cả nước đã tích cực trồng mới

được hàng trăm nghìn ha. Bộ NN và PTNT đã phê duyệt Đề án "Quy hoạch chuyển đổi cây trồng rừng phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, nhằm định

hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Đồng thời chỉđạo, xây dựng mới các trung tâm giống công nghệ cao có công suất từ 10 triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ keo, bạch đàn hơn

10.000 ha gồm: Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Xây dựng các trung tâm giống công nghệ cao có công suất năm triệu cây

mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ keo, bạch đàn hơn 5.000 ha gồm:

Đác Lắc, Bình Phước, Cà Mau; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ; tăng cường quảng bá sản phẩm gỗ nội địa, phát triển các kênh phân phối gỗ trên thị trường trong nước. Sản xuất, xuất khẩu gỗ

đang trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam, trong lúc nguồn nguyên liệu ngày càng thiếu hụt, phải nhập khẩu với giá cao.

Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha

năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế

giới và thứ3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Đây là kết quả của sựđổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế so sánh cấp quốc gia. Những chính sách quan trọng có thể kể đến là: Luật đất đai,

Luật BV&PTR; các Nghị định 01/CP; 02/CP; 163/CP về việc giao đất, cho thuê

đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, tín dụng như luật Khuyến

khích đầu tư trong nước như: Nghị định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định

50/1999/NĐ-CP,… Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm

2007 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt

Nam giai đoạn 2006 - 2020.

Kết quả kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục, năm 2008 là 2,8 tỷ

USD và tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm như: Bình Dương, TP. Hồ Chí

Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị, vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận khác). Những vùng này đã

chế biến thành các sản phẩm gỗ xuất khẩu và đồng thời cung cấp một khối lượng lớn gỗ rừng trồng cho nhu cầu nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻđồ mộc và xây dựng. Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu “ròng” gia tăng trong nhiều năm qua theo kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 80% nhu cầu sản xuất trong

nước bởi sự thiếu vắng nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trong nước mà mỗi

người trồng rừng là tác nhân quan trọng của chuỗi hàng hóa gỗ rừng trồng (Trần Thanh Cao và Hoàng Liên Sơn 2014).

Theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng

và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Qua đó Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo

quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm.

núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thểnhư sau:

Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa

mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ

nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợquy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2 ha.

Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm

trồng và 3 năm chăm sóc).

Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng:

300.000 đồng/ha.

Hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng

đồng, nhóm hộ, hộ gia đình: 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (cho rừng tự nhiên, rừng trồng).

Hỗ trợđầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống cây rừng chất

lượng cao.

Hỗ trợđầu tư vườn ươm giống. Hỗ trợđầu tư đường lâm nghiệp.

Hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo.

Dựa trên các quy định của Trung ương, UBND tỉnh Phú Thọ cũng ban

hành quyết định số18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 về việc duyệt quy hoạch và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó có các chính

sách hỗ trợ và phát triển rừng sản xuất. Khuyến khích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng sản xuất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao. Gắn quy

hoạch trồng rừng với quy hoạch chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp và chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh. Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía bắc được chia thành 5 loại như sau:

Thị trường gỗ nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy. Thị trường gỗ trụ mỏ.

Thị trường gỗ sản xuất ván nhân tạo.

Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản dân dụng. Thị trường chế biến hàng mộc dân dụng và xuất khẩu.

Ngoài thị trường gỗ còn có thị trường về lâm sản ngoài gỗ như: Nhựa thông, tinh dầu quế, măng tre/luồng, hoa hồi, lá chè đắng...

Ngày 14/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 38/2016/QĐ-

TTg quy định một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Quyết

định 38/2016/QĐ-TTg quy định nhiều mức hỗ trợ trồng rừng. Về phát triển rừng sản xuất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống,

đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà

nước, mức hỗ trợ cụ thểnhư sau:

Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa

mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ

nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợquy định đã nêu trên.

Cùng với đó, công tác khuyến lâm cũng được hỗ trợ chi phí 500.000

đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).

Ngoài ra, Chính phủ quyết định hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng: 300.000 đồng/ha; Hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộgia đình: 70% chi phí,

tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (cho rừng tự

Đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác, đất trồng rừng sản xuất phải được giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn

định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)