Kinh nghiệ mở các địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

L ời cảm ơn

2.2.3. Kinh nghiệ mở các địa phương trong nước

Ở Việt Nam, ngành Lâm nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể

trong những năm qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng rất được quan tâm. Các

chương trình, dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cảnước với nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thiết lập, nhiều biện pháp kỹ thuật

đãđược đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể tóm tắt và đúc rút từ kết quả một số công trình như sau:Vũ Đình Hưởng, Phạm Thế Dũng và cs. (2002-2005) đã phối hợp với trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tham gia dự án “ Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới” tại trạm Phú Bình, Bình Dương với đối tượng là rừng trồng Keo lá tràm luân kỳ hai. Kết quảbước đầu cho thấy việc để lại cành nhánh sau khai thác có tác động tới

tăngtrưởng của rừng trồng chu kỳ 2, sau hai năm đường kính và chiều cao của các công thức để lại cành nhánh đã lớn hơn rõ rệt so với công thức không để lại cành nhánh. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình và cs. (1990-1995) đã thực hiện

đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” đã chỉ ra rằng độ phì của đất và tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp nhìn chung còn khá nhưng chưa được phát huy, sử dụng đất có nơi chưa

bền vững. Cần có quy hoạch và xây dựng chiến lược cho rừng trồng sản xuất, có mục tiêu rõ ràng đặc biệt rừng trồng công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

2.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển rừng sản xuất ở huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

Trồng rừng sạch theo dự án JICA Nhật Bản ở xã Xuân Phong huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình là mô hình đầu tiên của Bộ NN&PTNT triển khai tại các xã miền núi phía Bắc với 3 mục tiêu: phục hồi đất bị suy thoái; giảm lượng khí

CO2; tăng thu nhập cho các hộ nhờ sản xuất gỗ và bán tín chỉ CO2.

Mô hình trồng rừng sạch được tiến hành theo từng phân tầng, được đo đếm tại thực địa 5 năm 1 lần trước khi kiểm chứng. Các chuyên gia lâm nghiệp trong tổ chức JICA ít nhất mỗi năm về xã 1 lần để đánh giá chất lượng rừng trồng, phát dọn thực địa, đầu tư giống cây và tiến hành giám sát lượng CO2 tại

các bể sinh khối trên và dưới mặt đất, hướng dẫn lấy khí CO2. Sau 10-15 năm, dự án rừng sạch sẽ được khai thác theo kiểu “chồng vốn”, có nghĩa là ban đầu sẽ khai thác khoảng 1/3 diện tích rừng, sau đó, 1/3 diện tích rừng bị khai thác này lại được trồng lại và khai thác tiếp. Sau 5 năm triển khai, dự án này đã, đang và sẽ mang lại sự nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng ngày càng cao, góp phần đầu tư cho phát triển ngành Lâm nghiệp tỉnh; phục hồi rừng và quản lý, phát triển rừng bền vững, ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào

vùng nông thôn, miền núi(Hoàng Thảo, 2014).

2.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển rừng sản xuất ở huyện Thanh sơn tỉnh Phú Thọ

Những năm gần đây, trồng rừng kinh tế được chính quyền và nhân dân huyện Thanh Sơn quan tâm đầu tư. Hướng đi này không chỉ dần xóa bỏ tập tục

đốt rừng làm nương rẫy và khai thác rừng trái phép của một bộ phận đồng bào dân tộc mà còn cho thấy tín hiệu vui về cuộc sống no đủ từ những cánh rừng do

chính bàn tay đồng bào trồng nên.

Thực hiện Đề án phát triển kinh tếđồi rừng giai đoạn 2014 - 2020, huyện

Thanh Sơn đã có các các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất và tích cực tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đểnâng cao năng suất, chất lượng rừng sản xuất, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. Từđó, kinh tế

lâm nghiệp được nhân dân địa phương chú ý đầu tư phát triển, góp phần khai thác tiềm năng đất đai mà từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. Phong trào trồng rừng đã tạo nên chuyển biến trong ý thức của người dân trong việc phát triển kinh tếngay trên vùng đất trống đồi núi trọc”.

Trên những nương đồi của vùng đất Thanh Sơn hiện nay đã bao phủ bởi màu xanh của cây rừng, đó là thành quả của những năm tháng miệt mài trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Những nơi có rừng, người dân gắn bó với việc trồng rừng, họ lấy việc trồng rừng là “kế sinh nhai”, tâm huyết với đồi

nương mong no ấm và làm giàu. Cùng với thực hiện dự án bảo vệ và phát triển rừng, huyện đã trồng mới được hàng nghìn hecta rừng, nâng độ che phủ rừng lên trên 60%, diện tích trồng rừng tập trung hằng năm bình quân 1.500 ha/năm. Sản

lượng gỗ khai thác những năm gần đây đạt khoảng 32.000m3/năm. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đang hình thành và phát triển. Hiện nay, trên địa bàn

huyện có khoảng 40 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 7 công ty, 1 hợp tác xã, trên

30 cơ sở sản xuất hộgia đình, công suất bình quân đạt 5.000m3 gỗ/cơ sở/năm, cơ

sở chế biến gỗ lớn có công suất đạt 7.000m3 gỗ/năm, các cơ sở nhỏ lẻ từ 1.500

đến 2.000m3 gỗ/năm. Giá trị sản phẩm chế biến đạt 33 tỷđồng. Huyện miền núi

này đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong trồng và phát triển vốn rừng, đồng bào các dân tộc đã biết trồng và tu bổ rừng. Cuộc sống người làm lâm nghiệp tuy vất vảnhưng đã được bù đắp xứng đáng (Liên Linh, 2014).

2.2.3.3. Kinh nghiệm phát triển rừng sản xuất ở huyện Sơn Dương tỉnh

Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp hiệu quả, bền vững là hướng phát triển kinh tế quan trọng, có tính chiến lược. Huyện tập trung nhiều giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng suất, giá trị kinh tế từ rừng và thu nhập cho người trồng rừng. Toàn huyện hiện có trên 78 nghìn ha đất tự nhiên,

trong đó diện tích đất lâm nghiệp trên 45 nghìn ha, chiếm trên 57% diện tích đất tự nhiên. Nhiều năm liên tục, Sơn Dương là huyện hoàn thành và vượt kế hoạch tỉnh giao về chỉ tiêu trồng rừng mới. Giai đoạn 2011 - 2015, toàn huyện đã trồng mới trên 12 nghìn ha rừng, vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 52%. Huyện đã hoàn thành việc rà soát và cắm mốc phân 3 loại rừng, gồm: Rừng đặc dụng trên 10 nghìn ha, đất rừng phòng hộ trên 3.057 ha, đất rừng sản xuất trên 29.403 ha. Phát triển kinh tế lâm nghiệp đã đóng góp đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đến năm 2015 đạt 700 tỷđồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.300 tỷđồng. Năm 2010,

Nhà máy Giấy và Bột giấy An Hòa đi vào hoạt động với nhu cầu nguyên liệu cần trên 500.000 m3 gỗ/năm, công suất hàng năm trên 130.000 tấn giấy, bột giấy.

Thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, chuyển mạnh sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hóa tập

trung đảm bảo hài hòa hai mục đích là tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững... là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Huyện tập trung chỉ đạo quản lý chặt chẽ diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng, xây dựng các phương án về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, thực hiện

phương án hỗ trợ giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô cho tổ chức, cá nhân có diện tích trồng rừng lớn, chú trọng quản lý chất lượng nguồn giống cây lâm nghiệp để dần đưa các giống cây lâm nghiệp năng suất cao vào trồng đại trà

như giống nuôi cấy mô; phấn đấu năng suất rừng trồng tăng trưởng bình quân

30 m3/ha/năm, đáp ứng nguyên liệu cho Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa theo quy hoạch đã được duyệt.

Song song với các giải pháp trên, huyện phối hợp với các ngành liên quan chỉđạo các đơn vị chức năng trong huyện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ trồng rừng đủ điều kiện. Đẩy mạnh giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; thực hiện xã hội hóa nghề rừng, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, đầu tư phát triển cây lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống. Đồng thời huy động mọi nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình,

dự án nhằm thực hiện có hiệu quảtái cơ cấu ngành lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện (Thủy Châu, 2016).

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển rừng sản xuất ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Một là, năng suất lâm sản chưa tương xứng với tiềm năng do hiệu quả sử

dụng đất còn thấp, sản xuất còn manh mún, thô sơ. Tuy ngành chế biến lâm sản

đang phát triển về quy mô, song thịtrường tiêu thụchưa ổn định do hệ thống chế

biến còn lạc hậu, sản phẩm đơn điệu, chưa có chế biến sâu mà mới chỉ dừng lại ở

các sản phẩm thô.

Trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, tăng cường hợp tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tập trung sản xuất với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đa rạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã đáp ứng nhu cầu thịtrường nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu.

Hai là, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến, gắn kết giữa người trồng rừng và các doanh nghiệp.

Ba là, tập trung phát triển kinh tếđồi rừng theo hướng xã hội hóa, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, lấy hộ gia đình làm cơ sở để phát triển mạnh mô hình trang trại, gia trại; tích cực tuyên truyền làm thay đổi tư duy, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc huy động tốt mọi nguồn lực để

phát triển kinh tế đồi rừng, từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói

Bốn là, phát triển kinh tếđồi rừng được xác định là một trong bốn chương

trình nông nghiệp trọng điểm của huyện Đoan Hùng, đồng thời là hướng đi tích

cực cho người dân trên địa bàn huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, UBND huyện Đoan Hùng tiếp tục nâng cao chất lượng, đẩy mạnh đầu tư phát triển rừng, khai thác hiệu quả đất rừng đểngười dân yên tâm bám đất, bám rừng vươn lên thoát nghèo.

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)