L ời cảm ơn
4.2.6. Chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất
Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận động theo cơ
chế thịtrường. Sau đây là tóm lược các nội dung một số chính sách quan trọng đó.
Chính sách về phát triển rừng
Quyết định 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng nay là Thủ tướng Chính phủ Quyết định về một số chủ trương, chính sách sử dụng
đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước trong đó quy định với các dự án về trồng các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất trên đồi núi trọc, bãi cát ven biển và các dự án về bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng các loại, kể cả
dự án bảo vệ rừng giàu, tuỳ theo thứ tự ưu tiên, quỹ đất đai, khả năng lao động từng hộ, điều kiện dân cư sinh sống tại chỗ hoặc mới đến và khảnăng đầu tư của
Nhà nước, khả năng vốn, lao động của các thành phần kinh tế, mỗi hộ (kể cả đồng bào định canh, định cư) được giao hoặc khoán một số diện tích để trồng mới rừng hoặc để bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng.
Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai tăng khả năng sinh
thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. Mục tiêu sử dụng có hiệu quả
diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở
nông thôn miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở
vùng biên giới. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm
nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát tnển kinh tế - xã hội miền núi.
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ
cùng với các văn bản hướng dẫn quy định về một số chính sách phát triển trồng rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 mục tiêu trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu
nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái. Nhà
nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời là để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng.
Chính sách về quản lý rừng
Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn quy định: Rừng sản xuất là rừng trồng và rừng tự nhiên trên
đất rừng sản xuất có độ che phủ từ 0,1 trở lên; rừng sản xuất được sử dụng chủ
yếu để sản xuất gồm rừng trồng và rừng tựnhiên. Văn bản này còn quy định về
các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ làm giàu rừng sản xuất là rừng nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, quý, đặc sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ dân nơi có khó khăn tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ
sản phẩm; cho thuê, đấu thầu đất, miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi
cho trồng rừng; giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Có quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ phát triển nói chung và quy hoạch, kế hoạch phát triển, sử dụng rừng sản xuất nói riêng.
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010: Nghị định quy định rõ về quản lý hệ thống rừng đặc dụng với những nội dung như quy hoạch rừng đặc dụng; xác lập khu rừng đặc dụng; thành lập, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý
khu rừng đặc dụng; chuyển loại, điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang mục đích không phải lâm nghiệp; khôi phục hệ sinh thái tự nhiên; nghiên cứu khoa học trong khu rừng đặc dụng...
Quyết định số186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủtướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quy chế này quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp. Những chính sách về quản lý rừng đã
xác lập được cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch và kế hoạch đối với rừng sản xuất cũng như đưa ra những định hướng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất có tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện trên thực tế gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân; thủ tục còn rườm rà phức tạp, chưa có những hướng dẫn cụ thểđể thực thi quy hoạch trên thực địa, việc quy hoạch còn chồng chéo… Do vậy, khâu giao đất rừng sản xuất là rừng tựnhiên cũng như khâu cho thuê đất để trồng rừng sản xuất thực hiện chưa được triệt để mặc dù không thiếu những nhà đầu tư.
Chính sách về đất đai
Luật đất đai (sửa đổi 2004) và các văn bản hướng dẫn quy định: Các tổ
chức kinh tế (nông, lâm trường) được thành lập sau năm 2001, toàn bộ diện tích
đất kinh doanh rừng sản xuất phải chuyển sang chế độ thuê đất. Các lâm trường có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của
Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông - lâm nghiệp mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ
các hoạt động sản xuất đó với hạn mức không quá 30 ha, thời hạn tối đa 50 năm và được xem xét để giao tiếp nếu có nhu cầu. Hộ gia đình được Nhà nước giao
đất lâm nghiệp được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Các tổ chức (lâm
trường quốc doanh) không có quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất. Đất trồng rừng sản xuất không được sử dụng trong 24 tháng liền sẽ bị thu hồi. Luật cũng quy định cấp có thẩm quyền được quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, cá nhân hộgia đình.
đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp quy định; đất lâm nghiệp đã được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp theo Luật đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian được nhận giao là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng nếu cây có chu kỳ kinh doanh trên 50 năm sẽ được giao tiếp.
Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử
dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp quy định: Doanh nghiệp Nhà nước
được Nhà nước giao đất thực hiện khoán đất lâm nghiệp, thời hạn giao khoán đối với rừng sản xuất theo chu kỳ kinh doanh, tiền công khoán theo thỏa thuận.
Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp quy định: Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch
để xây dựng, phát triển RSX không thu tiền sử dụng đất cho hộgia đình, cá nhân
trực tiếp lao động nông, lâm nghiệp với hạn mức đất không quá 30 ha với thời hạn 50 năm, nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết hạn vẫn
được Nhà nước giao tiếp để sử dụng. Nghị định này còn quy định: Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển RSX với thời hạn không quá 50 năm, trường hợp có nhu cầu thuê đất trên 50 năm phải
được Thủtrưởng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm.
Các nghị định số 02/CP (1994), 01/CP (1995), 163/CP (1999) và Luật Đất
đai (sửa đổi năm 2003) đã có nhiều quy định cụ thể về giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài cũng như theo chu kỳ kinh doanh, từng
bước tạo khung pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu đất đai với các mức độ ưu đãi khác nhau. Chính những quy định mang tính cởi mở này đã khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Tuy nhiên, việc giao và chia đất đai manh mún như hiện nay là một trong những khó khăn không nhỏ cho mục tiêu trồng RSX tập trung tạo sự
ngần ngại cho các nhà dầu tư bởi trên thực tếkhó tìm được đất đai để trồng rừng trên quy mô lớn.
Các chính sách khác có liên quan
Nghị định số 200/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh, những lâm trường đang quản lý chủ yếu là rừng trồng sản xuất, đất quy hoạch để trồng rừng sản xuất và quản lý rừng sản xuất
chủ yếu là rừng tự nhiên có quy mô diện tích tập trung thì tổ chức lại thành công ty lâm nghiệp trên cơ sởphương án sản xuất kinh doanh từ trồng chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng, khai thác gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, những lâm
trường đang quản lý chủ yếu là rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 ha trở lên, rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 ha trở lên thì chuyển thành Ban quản lý rừng
đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ. Giải thể đối với các lâm trường kinh doanh thu lỗ liên tục từ 3 năm trở lên mà không có phương án khắc phục hiệu quả, những lâm trường có diện tích ít nhưng không có nhu cầu và điều kiện chuyển sang đơn vị dịch vụ.
Chỉ thị số 19/04/TTg ngày 1/6/2004 về một số giải pháp phát triển chế
biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ: Đưa ra tiêu chí phấn đấu đến 2010 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗđạt 2 tỷ USD, khẩn trương rà soát phê duyệt quỹ
rừng nguyên liệu, chú trọng cây gỗ lớn, quý hiếm chi hàng thủ công mỹ nghệ: Lựa chọn cơ cấu cây trồng rừng phù hợp cho từng vùng; Bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tếđầu tư vào trồng rừng và chế biến sản xuất sản phẩm đủ nhu cầu nội tiêu và ngoại tiêu.
Quyết định số 178/2001/QĐ -TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộgia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định này quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộgia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng
và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu đáng kể, góp phần bảo đảm cuộc sống của người làm nghề rừng; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của người
được giao, được thuê, nhận khoán rừng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng. Các quyết định, nghịđịnh vềđổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc
doanh đã chấm dứt được một thời gian dài trồng rừng theo kế hoạch, bao cấp và hiệu quả rừng trồng thấp. Nhà nước đã giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
cho lâm trường, lâm trường có quyền tự quyết đối với thời điểm, phương thức
đầu tư, khai thác và được tự do lưu thông sản phẩm. Tuy vậy lâm trường vẫn
chưa được tự chủ mà phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên trực thuộc.
Chính sách của địa phương
Thọ về việc duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020. Quyết định này đã định hướng phát triển rừng trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; nâng cao chất lượng làm giàu rừng, tăng độ che phủ rừng; khai thác, phát triển du lịch sinh thái; phát huy tốt nhất khảnăng bảo vệmôi trường và an ninh quốc phòng.
Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, trồng hỗn loài bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích, các loài cây phù trợ, cây
dược liệu dưới tán rừng. Nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng để phát huy tốt nhất khảnăng phòng hộđầu nguồn, bảo vệmôi trường sinh thái.
Đối với rừng sản xuất: Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; tập trung có chọn lọc loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trên địa bàn; quy hoạch phát triển rừng thuần thâm canh gắn chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ.
Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Phú Thọcũng đã nêu rõ mục tiêu và nhiệm vụnhư sau:
Mục tiêu
Về kinh tế: Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo cung cấp tới mức tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo, bao bì của tỉnh; xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng
hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ
và các loại lâm, sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển
đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.
Về môi trường: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng rừng đểđảm bảo độ che phủ của rừng đạt trên 51% vào năm 2020. Đảm bảo khảnăng bảo vệmôi trường sinh thái phòng hộđầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về xã hội: Giải quyết, tạo việc làm cho trên 8 nghìn lao động/năm, đồng thời đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới. Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 50% số lao
động ngành lâm nghiệp.
Về an ninh - quốc phòng: Bảo vệ và phát triển rừng trên các diện tích quy hoạch gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng theo Quyết định số 229/1999/QĐ- TTg ngày 16 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Nhiệm vụ
Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng: 1.622.410 lượt ha; Khoanh nuôi phục hồi rừng: 32.251 lượt ha;
Trồng và chăm sóc rừng: 63.440ha, bao gồm: Trồng mới 5.474ha; trồng