Cơ sở hạt ầng cho phát triển rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

L ời cảm ơn

4.2.4. Cơ sở hạt ầng cho phát triển rừng sản xuất

Thực hiện Quyết định số38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư

hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. Qua đó Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Với quan điểm chỉ đạo, rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề

rừng và góp phần bảo vệmôi trường, sinh thái.

Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản, đảm bảo nghề rừng ổn định, bền vững.

Trong những năm qua, cùng với tập trung chỉđạo hoạt động sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Đoan Hùng cũng đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển vào nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới đã huy động toàn hệ thống chính trị cùng vào cuộc để triển khai thực hiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, bước đầu đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, 100% xã được phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quảđược tổng kết và nhân rộng. Thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện trong giai đoạn 2010-2020, Đoan Hùng sẽ tập trung các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và dân sinh; ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc theo nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, tiềm

năng lớn nhất của Đoan Hùng là đất và lợi thế về vị trí địa lý. Đoan Hùng đủ đất

để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa; vị trí nằm ở cửa ngõ của vùng Đông Bắc, điều kiện giao thông thuận tiện, điện, thuỷ lợi được quan

tâm đầu tư.

Hiện nay, các chính sách về phát triển trồng rừng sản xuất của huyện cũng

rất dược quan tâm, với hàng trăm km đường bê tông xi măng được xây dựng đến các lô rừng theo dự án của ngành lâm nghiệp góp phần thuận lợi trong công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng. Toàn huyện hiện có trên 200 cơ sở sản xuất và chế biến lâm sản cũng đã tạo đà cho sự phát triển ngành sản xuất chế biến gỗtrên địa bàn.

Theo đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà

nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ

tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau: a- Không quá 55 triệu

đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới; b- Không quá 40 triệu đồng/ha

đối với rừng giống được trồng mới; c- Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hoá; d- Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)