Phát triển về hiệu quả trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 65)

L ời cảm ơn

4.1.4. Phát triển về hiệu quả trồng rừng sản xuất

4.1.4.1. Một số kết quả đạt được

Trên những nương đồi của vùng đất Đoan Hùng hiện nay đã bao phủ bởi màu xanh của cây rừng, đó là thành quả của những năm tháng miệt mài trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nhờ vậy đến nay tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt trên 55%. Những nơi có rừng, người dân gắn bó với việc trồng rừng, họ lấy việc trồng rừng là “kế sinh nhai”, tâm huyết với đồi nương mong no ấm và làm giàu. Chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ

rừng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của huyện Đoan Hùng.

Các dự án về trồng và bảo vệ rừng được triển khai đồng bộ đã tạo điều kiện cho kinh tế rừng có bước phát triển. Trong 5 năm, từ 2013 đến nay, huyện Đoan Hùng đã trồng được gần 6.000ha rừng. Riêng năm 2017 ước tính trồng được 1.450ha, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 95.000m3. Những tiến bộ khoa học kỹ

thuật về thâm canh rừng được áp dụng ngày càng nhiều, việc sử dụng giống cây lâm nghiệp có chất lượng tốt, tỷ lệ sinh khối cao ngày càng phổ biển. Công tác chuyển đổi diện tích trồng rừng bạch đàn tái sinh sang trồng keo góp phần cải tạo hệ sinh thái đất rừng trên địa bàn. Việc tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất lâm sinh hằng năm được tăng cường. Công tác xây dựng mô hình luôn được chú trọng, hằng năm có từ 30 - 50 ha diện tích mô hình thâm canh keo hạt ngoại, 20 - 30 ha mô hình cải tạo diện tích luồng thoái hóa bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá, thu nhập của người trồng rừng được cải thiện. Nhờ trồng rừng mà kinh tế

của Đoan Hùng đã phát triển sôi động hơn nhiều, nhà xây, con cái đi học, đến

đã có bước chuyển đổi đáng kể, nhiều ngành nghề phát triển đã giải quyết được việc làm tại chỗcho người lao động, đặc biệt là ngành chế biến lâm sản.

Trong nhiều năm trở lại đây, các cấp chính quyền ở huyện Đoan Hùng đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển vào lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo và

tăng thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ việc có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh, chế biến nguyên liệu, do vậy

cũng dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh lộn xộn khó quản lý, đặc biệt là nạn tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh thường xuyên diễn ra, ảnh

hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh. Việc đổi mới từ phương thức sản xuất kinh doanh, chế biến truyền thống nhỏ lẻ sang phương thức sản xuất tập trung, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao còn khá chậm. Trang thiết bị, công nghệ

sản xuất còn lạc hậu, lãng phí nguyên liệu và hiệu quảchưa cao; quy mô sản xuất còn nhỏ, giá trị đầu tư thấp, tính cạnh tranh không cao. Nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh còn mang tính tự phát, chưa xây dựng được chiến lược sản xuất - kinh doanh cụ thể; năng lực tài chính thấp, năng lực quản lý yếu, sản xuất manh mún... thậm chí chưa lường hết được các yếu tố khắc nghiệt của kinh tế thị trường, do vậy làm ăn thua lỗ và gặp nhiều rủi ro trong sản xuất.

Bảng 4.6. Kết quảTRSX trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2017 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thời kỳ 2015 - 2017 So sánh 2017/2015 (%) BQ năm (%) Tốc độ PTBQ (%) 2015 2016 2017 1 Tổng DT RTSX ha 1.135,4 1.164,4 1.174,5 39,1 13,03 101,71 2 DT RTSX tập trung hàng năm ha 235,3 255,1 317,5 82,2 27,4 116,16 3 Trồng cây phân tán hàng năm ha 115,1 120,7 155,8 40,7 13,6 116,34 4 Sản lượng khai thác rừng trồng m3 3.531,5 3.675,1 3.721,7 190,2 63,4 102,66 5 GTSX (GO) lâm nghiệp (thực tế) Tỷ đồng 252,85 309,09 337,46 18,95 6,3 115,53

Giá trị sản xuất (GO) lâm nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn 2015-

2017, năm 2015, GO lâm nghiệp theo giá thực tế là 252,85 tỷ đồng và tăng liên

tục đến năm 2017 đạt 337,46 tỷđồng, tức tăng 18,95 tỷđồng, tương ứng tốc độ tăng bình quân là 33,46%/năm, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp ngày càng phát triển. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện năm 2017 chủ

yếu từ hoạt động khai thác gỗ và lâm sản (chiếm đến 67%), hai hoạt động trồng

và nuôi dưỡng rừng, khai thác gỗ và lâm sản chiểm tỷ trọng trong tổng GO lâm nghiệp lần lượt là 16%, 17%.

Bảng 4.7. Quy mô khai thác gỗ từ rừng trồng sản xuất tại các xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng

Tên xã

DT khai thác 2015 (ha) DT khai thác 2016 (ha) DT khai thác 2017 (ha) CTLN Trang trại Hộ CTLN Trang trại HộGĐ CTLN Trang trại GĐHộ Vụ Quang 45,8 46 46,4 Đại Nghĩa 18 17,5 18,6 Minh Tiến 16 17,4 17,6 Minh Phú 42 42,5 42,8 Chí Đám 14,1 15,8 15,8 Hùng Quan 48 48,1 48,3 Ngọc Quan 26 10,6 97 25,8 11,5 100 26 12 102,5 Vân Đồn 18 20 20,3 Phong Phú 18 17,6 18,1 Yên Kiện 8 49,8 9 49,5 9 49,8 Quế Lâm 4,3 97 4,5 100 5 100,0 Phúc Lai 6,5 74 7 77 7 77,1 Bằng Doãn 37,6 13,6 100 38 14 101 38,3 15 101,3 Phú Thứ 11 13,5 13,5 Hữu Đô 9 10 10,2 Chân Mộng 18 20 21,5 Sóc Đăng 2,8 3 3,0 Hùng Long 21 21,5 23,0 Vân Du 27 27 28,1 Tiêu Sơn 10 32,4 11,1 35 11 34,6 Minh Lương 26,8 5 95 27 5,5 96 26,7 6 96,5 Tây Cốc 3,7 7,5 34 3,5 7,8 35 3,9 8 33,4 Ph.Trung 25 80 25,2 82 25,4 82,1 Ca Đình 17,3 10 69 17,5 13 68 17,9 15 72,1 Bằng Luân 21,6 16,8 62 22 17,3 63 21,9 18 63,6 Ngh.Xuyên 31 33 32,6 Đông Khê 5,5 5 5,7 TT. Đoan Hùng 0,0 0,0 0,0 Tổng cộng 158 92,3 1.135,4 159 100,7 1.164,4 160,1 106 1.178,5

Diện tích trồng rừng sản xuất tập trung của huyện đã tăng từ 1.135,4 ha

năm 2015 lên 1.174,5 ha năm 2017, tức tăng 39,1 ha, bình quân hàng năm tăng 13,03 ha, đạt tốc độtăng bình quân hàng năm là 1,71%.

Diện tích trồng cây phân tán hàng năm tăng từ 115,1 ha năm 2015 lên 155,8 ha năm 2017, đạt tốc độtăng bình quân năm là 16,34%.

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khá qua các năm, năm 2015 đạt 3.531,5 m3, đến năm 2017 tăng lên là 3.721,7 m3, bình quân hàng năm tăng 63,4 m3.

Bảng số liệu trên cho ta thấy, quy mô khai thác gỗ từ rừng trồng tại các xã

trên địa bàn huyện Đoan Hùng. Diện tích khai thác tăng theo từng năm, tuy nhiên

diện tích tăng ít do hiện nay đất đai đã được giao cụ thể theo quy hoạch, diện tích

tăng là do các tổ chức và cá nhân cải tạo đất rốc, đất ven và chuyển đổi một phần

đất khác sang trồng rừng.

Diện tích khai thác của các trang trại tập trung ở các xã Ngọc Quan, Yên Kiện, Quế Lâm, Phúc Lai, Bằng Doãn, Tiêu Sơn, Minh Lương, Tây Cốc, Ca Đình,

Bằng Doãn. Diện tích khai thác năm 2015 của các trang trại là 92,3 ha chiếm 6,66%,

năm 2016 là 100,7 ha chiếm 7,07%, năm 2017 là 106 ha chiếm 7,34%.

Diện tích khai thác của công ty lâm nghiệp ở các xã có diện tích đất được

giao cho công ty như: xã Ngọc Quan, Bằng Doãn, Minh Lương, Tây Cốc, Phương Trung, Ca Đình, Bằng Luân. Diện tích khai thác năm 2015 là 158 ha chiếm 11,4%,

năm 2016 là 159 ha chiếm 11,17%, năm 2017 là 160,1 ha chiếm 11,08%.

Diện tích khai thác của các hộ dân tập trung ở tất cảcác xã trên địa bàn và

đây là diện tích chiếm đa số với năm 2015 là 1.135,4 ha chiếm 81,94%, năm

2016 là 1.164,4 ha chiếm 81,76%, năm 2017 là 1.178,5 ha chiếm 81,58%.

Bảng 4.8. Kết quả sản xuất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng theo loại cơ sở sản xuất giai đoạn 2015-2017 STT Các cơ sở sản xuất 2015 2016 2017 Tốc độ PTBQ Sản lượng (m3) Giá trị (Tỷ đồng) Sản lượng (m3) Giá trị (Tỷ đồng) Sản lượng (m3) Giá trị (Tỷ đồng) Sản lượng (m3) Giá trị (%) 1 Công ty lâm nghiệp 423 32,7 475 38,9 489 50,5 115,6 154,4 2 Trang trại 233,5 19,85 269,1 34,49 223,7 37,46 95,8 188,7 3 Hộgia đình 2.875 200,3 2.931 235,7 3.009 257,2 104,7 128,4 Tổng 3.531,5 252,85 3.675,1 309,09 3.721.7 337,46 105,4 133,5 Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đoan Hùng (2015,2016, 2017)

Bảng số liệu trên cho ta thấy, trữlượng khai thác gỗ từ rừng trồng tại các

xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng tập trung chủ yếu ở các hộgia đình. Sản lượng

khai thác được tăng theo từng năm, năm 2015 là 2.875 m3 đến năm 2017 là

3.009 m3, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 4,7%/năm; điều đó làm cho giá trị

sản xuất lâm nghiệp cũng tăng theo và tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình. Tuy

nhiên, diện tích tăng ít do hiện nay đất đai đã được giao cụ thể theo quy hoạch, diện tích tăng là do các tổ chức và cá nhân cải tạo đất rốc, đất ven và chuyển đổi một phần đất khác sang trồng rừng.

Bảng 4.9. Sản lượng khai thác qua các năm

TT Chủng loại ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Gỗ Keo m3 68.915 69.214 71.775

2 Gỗ Bồđề m3 1.720 1.926 2.018

3 Gỗ Bạch đàn m3 3.846 4.015 4.164

4 Củi Ster 8.834 9.134 10.073

5 Tre, nứa… Tấn 9.320 9.515 10.321

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Đoan Hùng (2015,2016, 2017)

Theo bảng số liệu sản lượng khai thác như trên thì sản lượng khai thác không ngừng tăng qua các năm. Sản lượng gỗ năm 2015 là 74.481 m3, năm 2016 là 75.155, năm 2017 là 77.957 m3. Sản lượng củi và tre, nứa cũng tăng theo các năm.

Sản lượng tăng là do diện tích trồng rừng có tăng và các tổ chức, hộgia đình không

ngừng đầu tư thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng và thực hiện chăm sóc cây

trồng đúng quy trình kỹ thuật đã tăng sản lượng trên diện tích đất canh tác.

4.1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình trồng rừng trong

nhóm hộ điều tra

a. Đánh giá hiệu quả kinh tế trên cùng vùng sinh thái

- Dự toán chi phí cho 01 ha rừng trồng của các mô hình Việc xác định kinh phí đầu tư cho một ha rừng trồng bao gồm các loại chi phí thiết kế trồng rừng, chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng từ năm thứ nhất cho đến hết chu kỳ kinh doanh. Căn cứ vào Quyết định số 38/2005/QĐ- BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoan nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, căn cứ vào Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, căn cứ vào Thông tư số

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào lãi xuất vay ngân hàng giai

đoạn trồng rừng là 0,75%/tháng (9,0%/năm), căn cứ vào các số liệu, tài liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh trồng rừng và nhiều tài liệu liên quan khác.

Mỗi vùng sinh thái có những điều kiện tự nhiên và lập địa khác nhau, để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loài cây trên cùng vùng sinh thái nhằm đưa ra khuyến cáo các mô hình trồng rừng hiệu quả phù hợp với từng vùng sinh thái chúng tôi tiếp tục phân tích đánh giá HQKT của mô hình trồng rừng theo loài cây trên cùng vùng sinh thái.

Do quá trình điều tra ở phía Bắc các hộđều trồng cây Keo lai tượng, ở phía Tây trồng cây keo lai và Keo lai tượng, ở phía Nam trồng cây Keo lai và cây Keo tai

tượng. Để khẳng định được trong cùng một vùng sinh thái, điều kiện đất đai, lập địa

như nhau thì trồng loại cây gì hiệu quả nhất, chúng tôi chọn so sánh hiệu quả giữa

cây Keo lai và cây Keo tai tượng trồng ở vùng phía Tây Nam của huyện. Kết quả

nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả của 2 loại giống được thể hiện qua bảng 4.10.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế TRSX của hộ theo loài cây trên cùng vùng sinh thái

Chỉ tiêu ĐVT Keo lai Keo tai tượng

1. Tổng chi phí (TC) 1000đ 9.621,88 8.933,81

2. CP trung gian (IC) 1000đ 4.541,69 3.367,17

- Chi phí giống 1000đ 2.163,01 2.007,34

- Chi phí phân bón 1000đ 1.121,02 923,39

- Chi phí lao động thuê 1000đ 1.257,66 436,44

3. Chi phí lao động tự có 1000đ 4.618,20 5.273,29

4. Chi phí lãi vay 1000đ 461,99 293,35

5. Tổng thu nhập (BPV) 1000đ 48.782,47 42.912,92 6. Lợi nhuận ròng (NPV) 1000đ 39.160,59 33.979,11 7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 44.240,78 39.545,75 8. Tỷ suất thu nhập/CP (BCR) lần 5,07 4,80 9. Tỷ suất lợi nhuận/thu nhập lần 0,80 0,79 10. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí lần 4,07 3,80 11. Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) % 74,00 82,00 Nguồn: Tính toán của tác giả (2017)

Số liệu ở bảng 4.10 cũng cho thấy, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả đầu tư (tỷ suất thu nhập/chi phí (BCR), tỷ suất lợi nhuận/chi phí, tỷ suất lợi nhuận/thu nhập) của mô hình Keo Lai cũng cao hơn so với mô hình Keo tai

tượng. Từ các chỉ tiêu tính toán trên có thể khẳng định trong cùng một vùng sinh thái mô hình trồng Keo Lai có HQKT cao hơn cây Keo Tai tượng.

Như vậy, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu kinh tếở trên có thể khẳng

định rằng: Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đoan Hùng thời gian qua là có hiệu quả kinh tế, thu nhập hỗn hợp bình quân từ một ha rừng là 42.089,63 ngàn

đồng, NPV bình quân là 36.786,48 nghìn đồng. Hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất giữa các vùng sinh thái, loại giống, dân tộc có khác nhau. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả TRSX trên địa bàn huyện trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, nhân rộng mô hình và khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng điều kiện lập địa nhằm đưa lại HQKT cao hơn.

Ngoài phương pháp hạch toán trực tiếp nói trên, đề tài sử dụng phần mềm

Excel để tính hiệu quả kinh doanh theo phương pháp động là phương pháp tính có quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian, xác định NPV, BCR, IRR kết quả được tổng hợp ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Biểu dựđoán kết quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình TT Mô hình Chu kỳ KD NPV (đồng) BCR (đồng/đồng) IRR (%) 1 Keo lai 7 39.160,59 5,07 74

2 Keo tai tượng 8 33.979,11 4,8 82 Nguồn: Tính toán của tác giả (2017)

Số liệu tính toán ở bảng 4.11 ta thấy giá trị hiện tại thuần của các mô hình

đều có (NPV) > 0. Ở mô hình Keo lai thuần loài giá trị hiện tại thuần NPV = 39.160,59 đồng, mô hình Keo tai tượng thuần loài có giá trị hiện tại thuần NPV= 33.979,11đồng.

Như vậy, chu kỳ kinh doanh ở 2 mô hình trên chấp nhận được và thực tế người trồng rừng đã có lãi tại thời điểm khai thác. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) ở mô hình Keo lai đạt 5,07 đồng và mô hình Keo tai tượng đạt 4,8 đồng.

Như vậy Keo lai là mô hình có giá trị thu nhập cao. Từ kết quả phân tích này cho thấy việc đầu tư vào các khâu tạo rừng và chăm sóc rừng ởgiai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh là vấn đề cần phải được xem xét nghiêm túc. Đây là cơ sở quan trọng khi đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như cách bón phân, chăm

sóc rừng trồng, chọn giống, chọn loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)