L ời cảm ơn
4.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đoan Hùng tuy là huyện miền núi nhưng trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua, là cửa ngõ thông thương với các tỉnh miển núi phía bắc, ngoài hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, Đoan Hùng còn có thuận lợi giao
thương vềđường sông. Với hệ thống giao thông thuận lợi, trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là phát triển kinh tếđồi rừng.
Toàn huyện có trên 200 cơ sở sản xuất chế biến gỗ, thu hút hàng nghìn lao
động trong vùng, mỗi năm sản xuất chế biến và tiêu thụhàng trăm nghìn m3 gỗ. Với việc quan tâm hỗ trợ từNhà nước, của tỉnh và của huyện hiện nay ngoài việc sản xuất chế biến gỗ cung ứng cho trị trường trong nước thì sản phẩm gỗ từ rừng trồng của Đoan Hùng đã được xuất khẩu đến các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Trung Quốc và thị trường Châu âu. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là
các cơ sở sản xuất đa số với quy mô nhỏ, chất lượng mẫu mã sản phẩm chưa cao
dẫn đến giá thành xuất bán thấp phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng rừng và các cơ sở sản xuất gỗ.
Trong những năm qua, cũng giống như những người sản xuất ở khu vực nông thôn, vấn đề marketing và tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở chế biến gỗ, Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Một trong những vấn đềcơ bản mà các cơ sở còn lúng túng là tìm kiếm thịtrường, bán hàng
đến tận tay người tiêu dùng với giá cao. Nhưng thực tếkhông như vậy, hiện nay
các cơ sở chế biến của các xã được tiến hành điều tra và Công ty Lâm Nghiệp
Đoan Hùng, sau khi sản xuất ra sản phẩm không có kho lưu trữ, bảo quản nên chất lượng, mẫu mã giảm, khó cạnh tranh, mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Việc nắm bắt thông tin thị trường về sản phẩm gỗ chế biến và gỗ nguyên liệu đang rất hạn chế. Các cơ sở vừa thiếu, vừa yếu cả vềphương pháp và cả hình thức tìm hiểu thông tin thị trường, những thông tin thị trường mà các cơ sở lấy
làm căn cứ để sản xuất và bán sản phẩm rất hạn chế, chỉ mới tập trung vào đối
tượng bạn bè, họ hàng, những Công ty lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương đặc biệt là từ những người đến thu gom sản phẩm (100% số cơ sở
dựa vào thông tin từ đối tượng này), một số ít thì theo dõi thông tin qua các
phương tiện truyền thông có thể là sách, báo, đài, ti vi (số này chỉ chiếm 20% số cơ sởđược điều tra).
Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung ứng gỗ từ rừng trồng qua xưởng xẻ
Nguồn: Đặng Việt Quang và cs (2013)
Qua hình trên ta thấy, gỗ nguyên liệu cung cấp cho xưởng xẻtrên địa bàn huyện Đoan Hùng là gỗ từ rừng trồng, thể hiện nguồn nguyên liệu cung cấp theo 2
kênh, thông qua trung gian và các cơ sở khai thác, gỗ từ công ty Lâm Nghiệp, các hộ trồng rừng và Trang trại Lâm nghiệp được cung cấp cho các xưởng xẻ. Các
xưởng xẻ có thể mua gỗ trực tiếp từ các công ty cung ứng hoặc thông qua “trung gian” buôn bán gỗ. Gỗ, sau khi vào xưởng xẻ, sẽđược sơ chếvà bán cho các cơ sở
sản xuất đồ mộc, cơ sở sản xuất gỗ xây dựng, các cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu, còn phế liệu được bán cho các cơ sở chế biến bột giấy, dăm gỗ, viên nén năng lượng, hoặc qua trung gian buôn bán sản phẩm từxưởng xẻđến các cơ sở này.
Bảng 4.17. Giá gỗtròn trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m3 STT Chủng loại Năm 2015 2016 2017 1 Gỗ Keo 1.300 1.350 1.420 2 Gỗ Bồđề 1.500 1.600 1.800 3 Gỗ Bạch đàn 1.500 1.600 1.800 4 Cây tạp 900 1.100 1.350
Hiện nay, giá các loại gỗtròn trên địa bàn huyện Đoan Hùng không giống
nhau. Đối với gỗ Keo, có giá rẻ hơn tuy nhiên cây Keo phát triển nhanh, không làm bạc màu đất và phù hợp với thổ nhưỡng tại Đoan Hùng nên bà con trồng nhiều. Giá gỗ Bồ đề và Bạch đàn có cao hơn, tuy nhiên năng xuất/đơn vị diện
tích đất thấp hơn gỗ Keo, hai loại cây này còn gây bạc màu đất nên dù có giá cao thì các tổ chức và cá nhân trồng rừng cũng không tha thiết trồng hai loại cây này.
Ngoài thị trường tiêu thụ gỗ là cung cấp gỗ cho các xưởng xẻ, xưởng gỗ dăm, xưởng ván bóc sơ chế và bán cho các công ty lớn để tinh chế và xuất khẩu thì thị trường tiêu thụ gỗ ở Đoan Hùng còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Hiện nay, mỗi năm Công ty giấy Bãi Bằng cần tới 350.000 tấn tre, gỗ, nứa... để làm nguyên liệu. Mới đây, Chính phủđã giao Tổng công ty giấy tập trung phát triển dựán đầu tư một dây chuyền sản xuất bột giấy trắng thương
phẩm công suất 250.000 tấn/năm tại Nhà máy giấy Bãi Bằng, theo đó nhu cầu nguyên liệu tăng lên 1,5 triệu tấn/năm. Ðể khắc phục sự mất cân đối giữa sản xuất giấy và sản xuất bột giấy, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất không thể không có sự điều chỉnh, quy hoạch chi tiết đối với các vùng nguyên liệu. Công ty lâm nghiệp Ðoan Hùng, một lâm trường có diện tích đất rừng nguyên liệu giấy 1.452 ha. Mỗi năm lâm trường trồng từ 200 đến 250 ha cây nguyên liệu giấy, khai thác từ180 đến 200 ha, sản lượng gỗ bình quân từ 10
nghìn đến 12 nghìn m3/năm. Ðể nâng cao hiệu quả kinh doanh lâm trường triển
khai cơ chế khoán công đoạn và khoán chu kỳ trồng và chăm sóc rừng cho từng công nhân và hộ dân trên diện tích đất trồng rừng. Ðối với công nhân lâm trường, thực hiện cơ chế giao đất và cây giống cho từng người, đến kỳ thu hoạch lâm
trường thu lại sản phẩm tương ứng với chi phí đầu tư, người nhận khoán được
hưởng 2% giá trị sản phẩm/năm và được trả khi thu hoạch. Còn đối với nông dân sống gần khu vực rừng nguyên liệu, lâm trường giao rừng cho dân bảo vệ và trả
tiền công bảo vệ rừng theo kỳ thu hoạch. Với cách làm này, nhiều năm nay lâm trường luôn đạt hiệu quả cao về cả số lượng và chất lượng cây nguyên liệu do gắn được nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân và người dân vào việc trồng, bảo vệvà chăm sóc rừng nguyên liệu. Bên cạnh việc phát triển trồng và khai thác gỗ, Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng còn đứng ra thu mua nguyên liệu của các hộ dân,
để cung cấp đủ lượng cho nhà máy giấy hoạt động và tham gia làm ổn định thị trường tiêu thụ gỗtrên địa bàn.
Ðây là sự ổn định dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích cho cả hai phía người trồng rừng và doanh nghiệp, nhằm khai thác sử dụng hiệu quả đất đai, phủ xanh
đất trống đồi trọc, từng bước nâng cao đời sống người dân, tạo nguồn nguyên liệu
ổn định cho ngành công nghiệp giấy.
Tuy nhiên hiên nay, nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho nhà máy giấy Bãi Bằng là các loại tre, nứa và gỗ có vanh từ20 đến dưới 35 có thân nhỏ và
giá thành đáp ứng cho người trồng rừng, còn lại gỗ có vanh từ 35 đến 80 đây là đầu gỗ vanh có số lượng lớn thì vẫn cung cấp chủ yếu cho các xưởng xẻ, xưởng
bóc để xẻ thanh xuất khẩu, ván bóc và đồ mộc gia dụng vì giá trị các sản phẩm
này cao hơn nên các thương lái, các xưởng xẻ thu mua gỗ này cũng có giá cao
hơn. Các cơ sở sản xuất gỗdăm thì chủ yếu thu mua các bìa bắp, tu gỗ bóc và gỗ
nhỏ cho nên có thể nói thị trường tiêu thụ gỗ ở Đoan Hùng chủ yếu vẫn là qua
các xưởng xẻ, xưởng bóc và thương lái.