Phát triển về loại hình tổ chức trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 57)

L ời cảm ơn

4.1.3. Phát triển về loại hình tổ chức trồng rừng sản xuất

Ngành lâm nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước thời kỳđổi mới, hiện có 5 thành phần kinh tế và những thành phần kinh tếnày đã hình thành

Công ty lâm nghiệp, hộ gia đình, trang trại lâm nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp,

công ty TNHH tư nhân, công ty TNHH nhà nước, công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài,… thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

Không tách rời sự phát triển và đổi mới của đất nước cũng như của ngành lâm nghiệp, ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay cũng có các loại hình tổ

chức trồng rừng sản xuất như: Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng, các hộ trồng rừng và các trang trại lâm nghiệp. Bên cạnh các loại hình tổ chức trồng rừng sản xuất thì

còn có các cơ quan Nhà nước trên địa bàn cũng tăng cường phối hợp chỉ đạo phát triển trồng rừng, sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội,… cũng cùng chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Ngay từ ngày đầu Hạt Kiểm lâm Đoan Hùng được ngành chủ quản và Huyện ủy giao trách nhiệm chỉđạo, hướng dẫn, giám sát nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Nhiều năm cán bộ công chức Kiểm lâm Đoan Hùng đã cùng đồng hành với cơ sở, với các chủ rừng đưa Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp thành công góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và phát triển kinh tếđồi rừng trên địa bàn.

Nhằm triển khai hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, từng bước chuyển

đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bền vững,

tăng tính đa dạng sinh học và năng lực cạnh tranh, giai đoạn 2015 - 2020 huyện

Đoan Hùng tiếp tục đẩy mạnh phát triển và bảo vệ rừng, trong đó tập trung nâng

cao năng suất chất lượng rừng, giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng. Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, huyện đã tăng cường đào tạo cán bộ khuyến lâm cho huyện, xã để chỉđạo trồng rừng, chọn tạo và sản xuất cây giống; đồng thời quản lý, giám sát kế hoạch và chất lượng trồng rừng. Áp dụng và nhân rộng các mô hình tiên tiến điển hình, đẩy mạnh tuyên truyền đưa những giống mới có năng suất cao, khảnăng kháng bệnh vào trồng rừng.

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy, diện tích đất rừng sản xuất ở huyện Đoan Hùng năm 2017 là 1.290,1 ha, tăng lên 26,1 ha so với năm 2016, tương ứng

tăng 2,06%, đạt tốc độ tăng bình quân là 0,6%/năm. Như vậy, phần lớn diện

tích đất rừng của huyện thuộc quyền quản lý của các ban quản lý rừng phòng hộvà đặc dụng (53,36%).

Bảng 4.4. Biến động về sốcơ sở trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) Số lượng (cơ sở) Cơ cấu (%) Số lượng (cơ sở) Cơ cấu (%) Số lượng (cơ sở) Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 - CT lâm nghiệp 1 0,01 1 0,02 1 0,02 100 100 100 - BQL rừng 2 0,02 2 0,02 3 0,03 100 150 122,47 - Trang trại 18 0,19 18 0,22 15 0,25 100 83,33 91,29 - Hộ gia đình 9.689 99,63 9.834 99,75 10.075 99,48 101,5 102,45 101,97 - Lực lượng vũ trang 3 0,03 4 0,04 6 0,06 133,33 150 141,42 - Khác 12 0,12 15 0,15 16 0,16 125 106,67 115,47 Tổng 9.725 100,00 9.874 100,00 10.116 100,00 101,53 102,45 101,99

Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Đoan Hùng (2015,2016,2017)

Diện tích đất rừng do hộ gia đình, tập thể, cộng đồng quản lý ở huyện

Đoan Hùng có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2015-2017, từ 968,7 ha năm

2015 (chiếm 55,3% diện tích đất rừng) lên đến 1.017,5 ha năm 2017 (chiếm 54,7% diện tích đất rừng). Điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xã hội hóa nghề rừng, tăng cường giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng quản lý, sử dụng. Để góp phần giúp người dân, các hộ gia

đinh có điều kiện phát triển kinh tế từ rừng, chính quyền cũng cần phải có biện pháp quy hoạch, hỗ trợ giao đất thêm cho các hộ gia đình có khả năng và

có nhu cầu nhận đất.

Trong những năm qua, cùng với các chính sách khuyến khích hỗ trợ của

Nhà nước, của tỉnh, của huyện về phát triển trồng rừng sản xuất, nhằm phủ xanh

đất trống, đồi trọc, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động trên

địa bàn. Với đặc điểm và cơ cấu kinh tế của huyện mà trên địa bàn huyện có những loại hình tham gia trồng rừng sản xuất đã tăng dần theo các năm như sau:

Đối với loại hình trang trại lâm nghiệp (20 ha trở lên, theo Nghị quyết

HĐND tỉnh Phú Thọ về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 2015 - 2020), loại hình này năm 2015 là 18 trang trại, năm 2016 vẫn giữ nguyên

nhưng đến năm 2017 đã giảm 03 trang trại, nguyên nhân giảm là do các hộ tách

đất cho các hộ khác, nên diện tích đất rừng của hộ giảm, không đảm bảo đủ 20 ha trở lên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đối với các hộ trồng rừng, loại hình hộ trồng rừng tăng đều qua các năm, năm 2015 là 9.689 hộ, năm 2016 là 9.834 hộ, năm 2017 là 10.075 hộ, điều này cho thấy kinh tế đồi rừng có bước phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu

nhập cho các hộ trên địa bàn, chính vì vậy các hộ đã chủ động tham gia trồng rừng từ các diện tích đất trồng sắn, đất dốc và đất ven đồi trước đây bỏ hoang. Hiện nay trên địa bàn huyện các hộ trồng rừng vẫn chiếm diện tích đa số, góp phần phát triển kinh tế hộ, phủxanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy về quy mô thì sốlượng các cơ sở sản xuất lâm nghiệp đa sốdưới 10 ha, còn lại là các cơ sởtrên 10 ha nhưng sốlượng vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện nhà. Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây nền kinh tếkhó khăn nên các cơ sở thường không mở

Bảng 4.5. Biến động về sốcơ sở trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ

rừng huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng (cơ sở) Cơ cấu (%) Số lượng (cơ sở) Cơ cấu (%) Số lượng (cơ sở) Cơ cấu (%) Dưới 2 ha 5.105 52,5 5.170 52,4 5.203 51,4 Từ 2- 10 ha 3.758 38,6 3.802 38,5 3.967 39,2 10-20 500 5,1 527 5,3 553 5,5 Từ 20 ha trở lên 362 3,8 375 3,8 393 3,9 Tổng 9.725 100,00 9.874 100,00 10.116 100,00

Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Đoan Hùng (2015,2016,2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện đoanh hùng, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)