Tình hình giết mổ lợn tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ và mức độ nhiễm vi khuẩn enterobacteriae và salmonella trên thịt lợn ở cơ sở giết mổ tại hà nội và thanh hóa (Trang 31 - 33)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 2.254 CSGM trong đó có 02 CSGM công nghiệp, 04 CSGM tập trung thủ công và 2.248 CSGM nhỏ lẻ.

Đối với 02 CSGM công nghiệp đó là CSGM lợn Hoa Mai thuộc Công ty TNHH Hoa Mai chủ trì và CSGM lợn thuộc Công ty cổ phần súc sản Hàm Rồng. Hai Công ty này chủ yếu hoạt động theo dây chuyền khép kín và đảm bảo tốt các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ và dây chuyền cũ. Sản phẩm giết mổ của 02 Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại và xuất khẩu. Người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng sản phẩm thịt qua xử lý công nghiệp. Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, 02 Công ty đang vận hành với công suất thấp nên giá thành giết mổ càng cao.

Toàn tỉnh có 04 cơ sở giết mổ tập trung thủ công nằm tại thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và huyện Yên Định. Các CSGM này nói chung đầu tư còn sơ sài, hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém, gây ô nhiễm môi trường. Các khu vực nhốt gia súc sống và khu giết mổ liền kề nhau, hoạt động giết mổ được thực hiện trên sàn bê tông, thịt xẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, không đảm bảo ATTP, không có kho lạnh bảo quản, sản phẩm giết mổ được thương lái chờ sẵn chuyển ngay về các chợ bằng phương tiện xe máy. Các hộ đến giết mổ tại cơ sở rất ít, số lượng giết mổ cũng thấp

Nhìn chung, tình hình giết mổ lợn ở Thanh Hóa hiện đang gặp nhiều bất cập. Việc phát triển không kiểm soát được các loại lò giết mổ như giết mổ nhỏ lẻ và giết mổ tại gia đình dẫn đến nhiều khó khăn cho chính quyền và người tiêu dùng trong kiểm soát chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, điều kiện của lò giết mổ không được đảm bảo và vệ sinh, đối với hoạt động giết mổ trên sàn nhà hoặc vườn. Mặt khác, thiết bị và dụng cụ dùng để giết mổ không được đầu tư và kiểm soát đầy đủ. Dao và dụng cụ cắt được làm chủ yếu bằng gỗ, rất khó làm sạch và khử trùng. Bên cạnh đó, mỗi công cụ thường được sử dụng cho các giai đoạn khác nhau của quá trình giết mổ, không phân biệt mục đích sử dụng.

Nước được sử dụng để giết mổ không đủ sạch sẽ. Thông qua điều tra tại CSGM, phần lớn nước được sử dụng để giết mổ từ các nguồn khác nhau như nước giếng khoan, nước mưa và nước máy cấp. Tuy nhiên, các nguồn này được sử dụng trực tiếp từ máy bơm, không được kiểm tra và lọc trước khi sử dụng.

Theo QCVN 01-150: 2017/BNNPTNT, nước sử dụng để giết mổ phải chịu sự kiểm tra bắt buộc trước khi đưa cơ sở vào vận hành và định kỳ kiểm tra. Tuy nhiên, các cơ sở chưa triển khai đầy đủ quy định này.

Đặc biệt, việc quản lý chất thải trong CSGM cũng là một vấn đề quan trọng. Tại CSGM trong Thanh Hóa, chất thải vẫn lây lan đến khu vực giết mổ. Hệ thống thoát nước không được bao phủ và không có biện pháp kiểm soát côn trùng có hại như chuột, ruồi và gián.

Mặt khác, có những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động giết mổ. Trước tiên, cơ chế quản lý và chính sách đối với cán bộ kiểm soát lò mổ phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Hơn nữa, việc xây dựng CSGM để nâng cấp và xây dựng phụ thuộc vào chính sách địa phương. Vì vậy, hiện tại các chủ sở hữu không đầu tư trang thiết bị cho các CSGM, họ không nhận thức rõ vấn đề an toàn thực phẩm và trách nhiệm xã hội.

Các văn bản chỉ đạo công tác giết mổ tại tỉnh như Chỉ thị số 15/CT- UBND ngày 24/5/2012 về việc tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc gia cầm và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; Quyết định số 3263/QĐ- UBND ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch các CSGM gia súc gia cầm đến 2020; Quyết định số 571/QĐ-SNN&PTNT ngày 23/7/2012 của Sở NN&PTNT về ban hành quy định tiêu chuẩn vệ sinh Thú y đối với điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...

Phương hướng quản lý giết mổ của tỉnh trong thời gian sắp tới đó là quy hoạch giết mổ, nghiêm cấm các cơ sở không có giấy chứng nhận vệ sinh Thú y và giấy phép kinh doanh giết mổ lợn vẫn hoạt động giết mổ, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các điểm giết mổ kinh doanh cố tình không chấp hành; kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các CSGM tập trung trên địa bàn toàn tỉnh theo các vị trí đã quy hoạch các CSGM.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ và mức độ nhiễm vi khuẩn enterobacteriae và salmonella trên thịt lợn ở cơ sở giết mổ tại hà nội và thanh hóa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)