Cơ sở vật chất và vệ sinh Thúy của CSGM tại Hà Nội và Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ và mức độ nhiễm vi khuẩn enterobacteriae và salmonella trên thịt lợn ở cơ sở giết mổ tại hà nội và thanh hóa (Trang 42 - 46)

Kết quả điều tra về cơ sở vật chất và vệ sinh Thú y của CSGM lợn tại Hà Nội và Thanh Hóa được tổng hợp tại Bảng 4.2.

Kết quả điều tra được đánh giá theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc “Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP”.

Đại đa số các CSGM khảo sát tại Hà Nội và Thanh Hóa chưa đảm bảo các điều kiện giết mổ, có thể ảnh hưởng đến VSATTP theo quy định tại TT 45/BNNPTNT. Nhìn chung các CSGM quy mô lớn đảm bảo các chỉ tiêu tốt hơn các CSGM nhỏ lẻ. Cụ thể:

- Tại Hà Nội, ngoài 07 CSGM công nghiệp, bán công nghiệp và tập trung thủ công thì hầu hết đều do các hộ dân tự xây dựng, không có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tận dụng một phần nhà ở, công trình phụ làm nơi giết mổ lợn.

Có 88,75% các điểm giết mổ nằm trong các khu dân cư, xen kẽ với các hộ dân hoặc nằm sát khu công cộng. Phần lớn các điểm giết mổ không có sự phân chia rõ khu sạch và khu bẩn. Việc nhập lợn vào và xuất sản phẩm chung một cửa. Ngoài 07 CSGM công nghiệp, bán công nghiệp và tập trung thủ công, không có điểm giết mổ nào có nơi tắm và gây choáng cho lợn. Lợn không được tắm trước khi đưa vào giết mổ. Việc gây choáng làm ngay nơi giết mổ/chuồng với búa (đập bằng tay) trước khi chọc tiết. Việc này không những ảnh hưởng đến chất lượng thịt mà trong tương lai còn vi phạm các quy định đảm bảo phúc lợi động vật.

Trừ 07 CSGM công nghiệp, bán công nghiệp và tập trung thủ công, phần lớn quy trình từ cạo lông, mổ, tách nội tạng, xẻ thịt đều thực hiện trên một mặt nền và trên sàn, điều này làm cho thân thịt rất dễ bị nhiễm vi sinh vật từ chất chứa trong ruột, trên da và lông. Chỉ riêng có 2,5% số cơ sở có giết mổ trên bàn, bệ cao 3m và 8,75% số CSGM trên giá treo đáp ứng yêu cầu vệ sinh Thú y trong giết mổ.

trình kiểm soát giết mổ, gây khó khăn cho các nhân viên Thú y. Do đó, còn số lượng lớn điểm giết mổ không được kiểm soát giết mổ (chỉ có 11,25% được kiểm soát).

Tại Thành phố, các CSGM hiện nay sử dụng hoàn toàn nước máy để giết mổ lợn, điều này có tác dụng giảm thiểu việc vấy nhiễm vi sinh vật từ nước vào thịt trong quá trình giết mổ.

Hoạt động vệ sinh, khử trùng cơ sở/dụng cụ hàng ngày sau giết mổ được các CSGM áp dụng khá đầy đủ (đạt 100%), tuy nhiên định kỳ vệ sinh, khử trùng tỷ lệ thực hiện lại rất thấp (chỉ chiếm 11,25%).

Việc xử lý chất thải sau giết mổ còn rất hạn chế, chỉ có 11,25% cơ sở có hệ thống xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Như vậy, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ CSGM cần được triển khai rộng khắp trong toàn Thành phố.

- Tại Thanh Hóa

02 CSGM công nghiệp đảm báo tốt các điều kiện theo quy định tại TT 45/BNNPTNT, tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng sử dụng công nghệ và đay truyền cũ. Số CSGM công nghiệp còn quá ít, công suất thực tế nhỏ chỉ từ 30-35 con lợn/ngày vì vậy chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thịt của tỉnh. Mặt khác giá thành giết mổ lại cao nên không được người tiêu dùng hưởng ứng bằng các hộ giết mổ thủ công nhỏ lẻ.

04 CSGM tập trung thủ công có cơ sở vật chất được đầu tư còn sơ sài, chưa đảm bảo kỹ thuật, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Các CSGM nhỏ lẻ còn lại, hầu hết đều do các hộ dân tự xây dựng, không có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh; tận dụng một phần nhà ở, công trình phụ làm nơi giết mổ lợn.

Có 96,88% các điểm giết mổ nằm trong các khu dân cư, xen kẽ với các hộ dân hoặc nằm sát khu công cộng. Như vậy, điều này trái với quy định về địa điểm tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, các điểm giết mổ phải xây dựng cách khu dân cư, trường học, bệnh viện,… tối thiểu 500 m.

Ngoài 02 CSGM công nghiệp thì tất cả các điểm giết mổ không có sự phân chia rõ khu sạch và khu bẩn. Việc nhập lợn vào và xuất sản phẩm chung

một cửa. Toàn bộ quy trình từ cạo lông, mổ, tách nội tạng, xẻ thịt đều thực hiện trên một mặt nền và trên sàn, điều này làm cho thân thịt rất dễ bị nhiễm vi sinh vật từ chất chứa trong ruột, trên da và lông. Chỉ riêng có 3,13% số cơ sở có giết mổ trên bàn, bệ cao 3m đáp ứng yêu cầu vệ sinh Thú y trong giết mổ.

Riêng 02 CSGM công nghiệp, còn lại đều không có nơi xử lý thịt và phủ tạng đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm soát giết mổ, không có nơi khám thịt gây khó khăn cho các nhân viên Thú y. Do đó, cơ quan Thú y mới kiểm soát được 683/2254 cơ sở (30,3%).

Tại Thanh Hóa, các CSGM hiện nay sử dụng chủ yếu 2 loại nước là nước máy và nước giếng khoan trong đó sử dụng nước giếng khoan chỉ chiếm 27,08%, còn lại đa phần sử dụng nước máy chiếm 72,92%. Điều này cũng là dấu hiệu tích cực nhằm giảm thiểu việc vấy nhiễm vi sinh vật từ nước vào thịt trong quá trình giết mổ.

- Kết quả cũng cho thấy, hầu hết tỷ lệ đạt yêu cầu của các chỉ tiêu tại Hà Nội đều cao hơn tại Thanh Hóa. Điều này có thể được giải thích là do tại Hà Nội tồn tại các CSGM quy mô lớn có tỷ lệ đạt yêu cầu cao vì vậy đã làm cho tỷ lệ chung tại đây tăng lên.

Tóm lại, quy mô giết mổ có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế trong đầu tư cơ sở vật chất cho giết mổ. Đầu tư đồng bộ chỉ có thể thực hiện với các cơ sở kinh doanh lớn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các chỉ tiêu như vệ sinh khử trùng, vệ sinh định kỳ và kiểm tra Thú y phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của chủ CSGM nhưng tỷ lệ các CSGM đảm bảo được chỉ tiêu này rất thấp. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ CSGM cần được triển khai rộng khắp trong toàn thành phố.

Bảng 4.2. Cơ sở vật chất và vệ sinh Thú y tại CSGM lợn STT Các chỉ tiêu đánh giá Hà Nội (nHN= 80) Thanh Hóa (nTH =96 ) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng được sự đồng ý của địa phương 09 11,25 6 3,13

2 Cách biệt khu dân cư, trường học, bệnh viện … 09 11,25 6 6,25

3 Xây dựng kiên cố, đúng quy cách 07 8,75 3 3,13

4 Dùng nước máy để giết mổ 80 100 70 72,92

5 Dùng nước giếng khoan để giết mổ 0 0 26 27,08

6 Dùng nước sông, nước mưa … để giết mổ 0 0 0 0,00

7 Sàn giết mổ bằng kim loại 0 0 5 5,21

8 Sàn giết mổ bằng gạch men/bê tông 80 100 91 94,79

9 Sàn giết mổ bằng gỗ 0 0 0 0,00

10 Giết mổ trên bàn, bệ cao 3m 02 2,5 3 3,13

11 Giết mổ trên giá treo 7 8,75 2 2,08

12 Dao giết mổ có chuôi bằng gỗ 73 91,25 68 70,83

13 Dao giết mổ có chuôi bằng thép không gỉ 07 8,75 28 29,17

14 Mang bảo hộ lao động 09 11,25 3 3,13

15 Lợn có nguồn gốc từ trang trại 07 8,75 3 3,13

16 Lợn có nguồn gốc từ nông hộ 73 91,25 93 96,88

17 Đủ nước, nước nóng để giết mổ 80 100 96 100

18 Kiểm soát giết mổ 09 11,25 683 30,3

19 Vệ sinh, khử trùng định kỳ cơ sở trước và sau giết mổ 09 11,25 3 3,13 20 Vệ sinh, khử trùng hàng ngày cơ sở trước và sau

giết mổ 80 100 96 100

21 Vệ sinh, khử trùng định kỳ dụng cụ giết mổ 09 11,25 3 3,13

22 Vệ sinh, khử trùng hàng ngày dụng cụ giết mổ 80 100 96 100

23 Xử lý chất thải 09 11,25 3 3,13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ và mức độ nhiễm vi khuẩn enterobacteriae và salmonella trên thịt lợn ở cơ sở giết mổ tại hà nội và thanh hóa (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)