0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT (Trang 45 -48 )

Với hình thức thảo luận này, số lượng nhóm có thể ít hay nhiều tùy theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ được giao (có thể mỗi bàn hình thành 1 nhóm khoảng 4 học sinh hoặc hai bàn hình thành 1 nhóm khoảng 8 học sinh), song tất cả các nhóm sẽ cùng thực hiện một nhiệm vụ như nhau, thảo luận theo cách này sẽ thuận lợi hơn cho các nhóm khi nhận xét, bổ sung, tránh tình trạng cục bộ, chỉ biết đến nhiệm vụ của nhóm mình.

BÀI 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tƣ sản Anh

* Ở mục 1: “Cách mạng Hà Lan”. Sau khi đã tìm hiểu xong diễn biến cách mạng, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:

46 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT

- Tổ chức nhóm: một nhóm 4 học sinh (mỗi bàn một nhóm)

- Nhiệm vụ thảo luận: Tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan. - Các nhóm thảo luận từ 3 đến 5 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ sung, tranh luận.

- Giáo viên tổng kết và đặt vấn đề cho nội dung tiếp theo của bài. * Kết thúc bài học, giáo viên tổ chức hoạt động nhóm để củng cố. - Hình thức tổ chức nhóm và thời gian thảo luận như lần 1.

- Nhiệm vụ thảo luận: So sánh cách mạng tư sản Anh và cách mạng Hà Lan theo các tiêu chí: nhiệm vụ, động lực, mục tiêu, lãnh đạo, kết quả.

- Các nhóm thảo luận từ 3 đến 5 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ sung, tranh luận.

- Giáo viên tổng kết.

Bài 31: Cách mạng tƣ sản pháp cuối thế kỷ XVIII

* Ở mục 3: “Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng”

của phần II “Tiến trình của cách mạng”. Sau khi tìm hiểu những chính sách của chính quyền Giacôbanh, giáo viên tổ chức hoạt động nhóm:

- Tổ chức nhóm: cảc lớp chia thành 6 nhóm (2 bàn một nhóm).

- Tất cả các nhóm cùng thảo luận một vấn đề: Vì sao nói: nền chuyên

47 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT

- Các nhóm thảo luận từ 3 đến 5 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ sung, tranh luận.

- Giáo viên tổng kết và đặt vấn đề cho nội dung tiếp theo của bài.

* Ở mục III:“Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII". Để làm nổi bật tầm vóc, ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, giáo viên cho hoạt động nhóm ở mục này.

- Tổ chức nhóm: thảo luận theo cặp đôi (2 học sinh 1 nhóm)

- Tất cả các cặp cùng thực hiện một nhiệm vụ: Thông qua tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, chứng minh nhận định của Lênin “CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc đại cách mạng”.

- Các nhóm thảo luận từ 3 đến 5 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ sung, tranh luận.

- Giáo viên tổng kết, hoàn thành bài học.

Bài 33: Hoàn thành cách mạng tƣ sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX

Sau khi học xong cả bài, giáo viên tổ chức thảo luận nhóm: - Chia lớp làm 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm).

- Tất cả các nhóm cùng thảo luận một vấn đề: Căn cứ vào đâu để khẳng

định: “Sự thống nhất Đức, sự thống nhất I-ta-li-a, nội chiến Mĩ mang tính chất

48 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT

- Các nhóm thảo luận từ 5 đến 7 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ sung, tranh luận.

- Giáo viên tổng kết và kết thúc bài học.

Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Mục 3: “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”.

- Tổ chức lớp thành 6 nhóm.

- Tất cả các nhóm cùng trao đổi, thảo luận: Vì sao tư tưởng của Xanh- xi- mông, S. Phu - ri - ê, R. Ô - oen gọi là “chủ nghĩa xã hội không tưởng”? Nội dung chủ yếu của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

- Các nhóm thảo luận từ 5 đến 7 phút, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Giáo viên gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả, sau đó các nhóm khác bổ sung, tranh luận.

- Giáo viên tổng kết nhấn mạnh điểm tích cực, hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng, sau đó đặt vấn đề cho nội dung tiếp theo của bài.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT (Trang 45 -48 )

×