0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thảo luận chung

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT (Trang 30 -31 )

Sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả, các thành viên khác trong nhóm hoặc các nhóm khác bổ sung, nêu thắc mắc với nhóm bạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình thảo luận chung giáo viên sẽ đặt thêm các câu hỏi để giúp học sinh đi sâu làm rõ những vấn đề còn thiếu sót hoặc mở rộng (câu hỏi này không chỉ đặt ra cho nhóm trưởng hay đại diện mà là cho cả nhóm và cả lớp). Ví dụ, khi tìm hiểu về "Tình hình xã hội và đời sống nhân

dân ở nửa đầu thế kỷ XIX" trong Bài 26: "Tình hình xã hội nửa đầu thế kỷ XIX

và phong trào đấu tranh của nhân dân" (lớp 10), giáo viên tổ chức hoạt động

nhóm với 2 nhiệm vụ: Tìm hiểu tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

và đời sống nhân dân ta trong thời gian này. Khi thảo luận chung, giáo viên

đặt thêm những câu hỏi giúp học sinh hiểu sâu hơn vấn đề như:

Em hiểu như thế nào là chuyên chế? Quan hệ sản xuất phong kiến là gì? Vì sao nhà nguyễn lại muốn tăng cường tính chuyên chế và củng cố quan hệ sản xuất phong kiến? Những nghĩa vụ mà nông dân phải gánh chịu trong xã hội phong kiến là gì? Đọc một số câu tục ngữ, ca dao về nạn tham quan ô lại, cuộc sống cực khổ của nhân dân mà em biết? Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX là gì?...

31 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT

Những câu hỏi đặt ra khi thảo luận chung ngoài việc giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc hơn còn tạo ra không khí làm việc chung, gia tăng mối quan hệ giữa các nhóm, tránh việc các nhóm chỉ biết đến nhiệm vụ của nhóm mình.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT (Trang 30 -31 )

×