Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng. Nói cách khác giáo viên hệ thống lại kết quả thảo luận của mỗi nhóm sau khi đã được bổ sung sửa chữa. Ví như, sau khi thảo luận về "Thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp ở Anh" ở Bài 32 (lớp 10), giáo viên tổng kết: “Cuộc cách mạng công
nghiệp ở Anh đã đem lại cho nước Anh và cả nhân loại thành tựu to lớn, những phát minh quan trọng trong cuộc cách mạng này, đặc biệt là máy hơi nước đã đưa Anh trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới, vừa
khẳng định sự thắng thế tuyệt đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong
kiến ở Anh, vừa mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại cách mạng công nghiệp”.
Tiếp đó, giáo viên nhận xét về hoạt động của các nhóm. Có hai hình thức kế tiếp nhau trong nhận xét nhóm: nhận xét của các thành viên trong
nhóm và nhận xét của các nhóm khác, của giáo viên. Nội dung nhận xét nhóm
gồm: Hoạt động của cá nhân hoặc nhóm nào hiệu quả nhất? Nhóm hoặc cá nhân nào còn mất trật tự hoặc làm việc kém hiệu quả? Tinh thần thái độ, cách làm việc của cá nhân hay nhóm nào đáng biểu dương hay cần nhắc nhở?…
Những nhận xét trên đây là cơ sở rất quan trọng để các nhóm tự điều chỉnh khắc phục hạn chế, rút kinh nghiệm cho lần sau.
Sau phần nhận xét, giáo viên có thể cho điểm các nhóm làm việc tốt để khuyến khích học sinh. Khi đã hoàn thành một hoạt động nhóm, giáo viên đặt vấn đề cho bài học tiếp theo hay nội dung tiếp theo của bài. Ví dụ, khi tìm hiểu
32 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT
xong mục 1: Cách mạng công nghệp ở Anh ở Bài 32 (lớp 10), giáo viên đặt vấn đề nhận thức cho mục 2: Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức như sau:
“Đối với nước Anh, những thành tựu của cách mạng công nghiệp đã đưa Anh trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới, vậy ở những nước châu Âu khác như Pháp, Đức cách mạng công nghiệp diễn ra như thế nào? Thành tựu ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2”.
*
* *
Tóm lại, phương pháp dạy học và hợp tác theo nhóm được xem là khâu
trung gian giữa hoạt động độc lập của cá nhân với hoạt động của tập thể trong quá trình dạy học, giúp học sinh có thể chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Tuy nhiên, nó bị hạn chế bởi thời gian của mỗi tiết học cũng như không gian chật hẹp của lớp học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả.
Thành công của hoạt động nhóm phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và sự nhiệt tình tham gia của học sinh, vì vậy nó còn gọi là phương pháp
“cùng tham gia”. Trong hoạt động nhóm tư duy tích cực của học sinh phải
được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Qua đó, người học không chỉ thu nhận kiến thức khoa học mà còn hình thành năng lực cá nhân như: lao động tập thể, thích ứng, hợp tác và cạnh tranh, phát hiện và giải quyết vấn đề, tổ chức và quản lý… Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng hình thức hoặc lạm dụng phương pháp này, cho rằng có hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.
33 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT
Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học
Chƣơng 3