0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tổ chức nhóm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT (Trang 25 -26 )

Tổ chức nhóm hay còn gọi là “chia nhóm”. Công việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Số lượng học sinh. Thông thường ở bậc THPT, số lượng học sinh mỗi

lớp từ 40 đến 50 em. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giáo viên chia nhóm theo nhiều cách khác nhau, tốt nhất là từ 4 đến 6 học sinh, bởi lẽ số học sinh này vừa đủ nhỏ để tất cả các học sinh đều có thể tham gia thảo luận và cũng đủ lớn để đảm bảo các em không thiếu ý tưởng, lại tránh được tình trạng

26 Nguyễn Đình Sim THPT Quốc Học - Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT

nhóm quá đông, học sinh sẽ lợi dụng để nói chuyện hoặc ỷ lại do đã có nhiều người khác giải quyết công việc rồi.

- Nội dung cần thảo luận. Đây là yếu tố chủ yếu chi phối việc chia nhóm.

Ví dụ, dạy Bài 36: "Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân”

(lớp 10), ở mục 1: “Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp.

Những cuộc đấu tranh đầu tiên”, cần làm rõ các vấn đề: Vì sao công nhân lại

nổi dậy đấu tranh chống lại giai cấp tư sản? Những hình thức và kết quả những cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân? Vì sao ở giai đoạn đầu các

cuộc đấu tranh của công nhân lại mang tính “tự phát”? Ở đây có 3 nội dung,

giáo viên sẽ chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận một nội dung. Nhưng ở mục 2: "Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản” thuộc Bài 37: "Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội

khoa học" (lớp 10), phải giúp cho học sinh nhận thức gồm 4 vấn đề: Tổ chức

đồng minh những người cộng sản ra đời như thế nào? Nội dung chính của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản? Ý nghĩa của Tuyên ngôn; So sánh chủ nghĩa xã

hội khoa học và chủ nghĩa xã hội không tưởng. Ứng với nó, giáo viên sẽ tổ

chức lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung.

- Đặc điểm tình hình học sinh mỗi lớp. Khi chia nhóm cần chú ý đến đặc

điểm và khả năng của mỗi em học sinh. Sao cho ở mỗi nhóm đều có học sinh có lực học khác nhau để trong quá trình thảo luận học sinh mới bổ sung, học hỏi lẫn nhau, đăc biệt là các em học yếu.

- Cách bố trí phòng học, cách sắp xếp chỗ ngồi. Chia nhóm sao cho

hợp lý và thuận tiện để học sinh thảo luận.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM QUA DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở LỚP 10 THPT (Trang 25 -26 )

×