lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT
Ví dụ, khi tổ chức thảo luận nhóm tìm hiểu về "Tính chất cách mạng
1905- 1907 ở Nga" trong Bài 40: "Lênin và phong trào công nhân Nga đầu thế
kỉ XX" (lớp 10), học sinh không phải chỉ nêu tính chất của nó là cuộc cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới, mà điều quan trọng là lý giải được vì sao cách
mạng 1905- 1907 lại mang tính chất ấy. Muốn vậy, giáo viên gợi ý học sinh căn cứ vào diễn biến, giai cấp lãnh đạo, động lực, mục tiêu, kết quả của cách mạng như thế nào và liên hệ, so sánh với các cuộc cách mạng tư sản mà các em đã được học trước đó.
2.3.2.3. Cử đại diện (phân công) trình bày kết quả làm việc theo nhóm nhóm
Đại diện nhóm được cử ra để thay mặt cả nhóm trình bày kết quả mà nhóm đạt được. Trong trường hợp nhiệm vụ giao cho nhóm phức tạp thì nhóm có thể phân công mỗi người trình bày một phần nhiệm vụ.
Đại diện nhóm được cử ra để thay mặt cả nhóm trình bày kết quả mà nhóm đạt được. Trong trường hợp nhiệm vụ giao cho nhóm phức tạp thì nhóm có thể phân công mỗi người trình bày một phần nhiệm vụ.
Có nhiều cách để báo cáo kết quả: sử dụng phiếu học tập; bảng phụ;
bảng trong (phim A4). Trong đó dùng phiếu học tập là cách làm đơn giản, dễ
thực hiện lại mất ít thời gian nên thường được sử dụng. Phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước, trên đó ghi cụ thể nhiệm vụ giao cho nhóm (có thể có gợi ý) và có chừa chỗ trống cho nhóm ghi kết quả, học sinh căn cứ vào phiếu học tập, đứng tại chỗ trình bày. Ví như, ở tiết 1 của Bài 21: "Phong trào yêu nước
chống pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX" (lớp
11), giáo viên chuẩn bị sẵn mẫu bảng thống kê dưới đây để học sinh thuận lợi hơn khi tìm hiểu và trình bày về 2 giai đoạn của phong trào Cần vương: