PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ CỬA
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Cửa Lò là 01 trong 20 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Nghệ An, mặc dù có quy mô nhỏ nhưng có vị trí tương đối đặc biệt trong phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
Thị xã Cửa Lò nằm ven biển của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 18055' đến 19015' Vĩ độ Bắc và 105038' đến 105052' Kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt (300 ha).
- Ranh giới của thị xã được xác định như sau: - Phía Bắc giáp Nghi Lộc.
- Phía Nam giáp Sông Lam và tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp Nghi Lộc.
Thị xã Cửa Lò có 07 đơn vị hành chính là các phường: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Huơng, Nghi Hoà và Nghi Hải (phường Nghi Thu và Phường Nghi Hương được thành lập năm 2010). Thị xã cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 17 km về phía đông, có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động, kỹ thuật…
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông. Về tổng thể, có thể chia Cửa Lò thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn), vùng đồng bằng ven biển thuộc Đông Nam và trung tâm Thị xã, đây là khu vực thuận lợi cho phát triển NN và du lịch.
Biển, Đảo Cửa Lò ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là du lịch. Bãi biển nông, cát mịn, trắng, nước biển trong xanh, có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu sạch, kết hợp cảnh quan thiên nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ, núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế về phát triển du lịch.
4.1.1.3. Khí hậu
Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời là Thị xã ven biển nên thường hứng chịu những đợt gió bão nặng nề.
Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 230 - 240C, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 390 - 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiết độ trung bình 190 - 200C, thấp nhất có thể xuống tới 60C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ.
2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, nhiều khi dẫn đến lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 01 đến tháng 4, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: Có hai hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (tháng 6 - 7 có gió Lào nóng).
Những đặc trưng về khí hậu của thị xã Cửa Lò là: Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng có gió mùa khô nóng, đó là những nguyên nhân chính gây nên xói mòn huỷ hoại đất. Nhất là trong điều kiện rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.
4.1.1.4. Thủy văn
Thị xã Cửa Lò nằm giữa 02 cửa biển với 02 con sông lớn là sông Lam và sông Cấm.
- Sông Lam chảy ở phía Nam, là ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển ở Cửa Hội.
- Sông Cấm ở phía Bắc, chảy ra biển ở Cửa Lò.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Về Thổ nhưỡng, toàn Thị xã có hai nhóm đất chính và được chia thành 3 đơn vị đất như sau:
Cồn cát trắng:
Diện tích cồn cát trắng khoảng 1.324 ha, chiếm 47,08 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Đây là loại đất xấu, khả năng giữ nước rất thấp, nghèo về mùn, đạm lân, kali. Cồn cát phân bố chủ yếu ở các phường ven biển như Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, chắn cát, một số diện tích trồng cây thực phẩm như đậu, đỗ còn lại bỏ hoang.
Đất cát biển:
Diện tích 1.168 ha, chiếm 41,54% diện tích tự nhiên của Thị xã. Đất có thành phần cơ giới cát pha, hàm lượng sét thấp so với đất cùng loại ở các huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, loại đất này ở thị xã Cửa Lò đã bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc hơn. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất NN của thị xã Cửa Lò, diện tích lớn, thích hợp cho trồng các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như rau cải, ngô, lạc, vừng...
Đất xói mòn trơ sỏi đá:
Diện tích 21 ha, chiếm 0,75 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Hiện tại phần lớn diện tích đã được trồng rừng để phủ xanh, phần còn lại tiếp tục được trồng cây, nâng cao độ che phủ.
Nhìn chung, đất Thị xã đa dạng về chủng loại, chất lượng kém so với nhiều nơi trong tỉnh. Nhưng có một số diện tích thích hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế như lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
4.1.1.6. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt.
Nguồn nước mặt quan trọng nhất cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là hệ thống sông Lam, sông Cấm, ao hồ và nguồn nước mưa, chất lượng tương đối tốt, lượng nước dồi dào.
- Nguồn nước ngầm (Nước dưới đất).
Theo kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn thu thập thì, nguồn nước ngầm trên địa bàn thị xã Cửa Lò có ở 3 tầng nước chủ yếu, hiện đang cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất phát triển kinh tế. Nước tập trung dạng túi nước ở các tầng như: Tầng Holocen, tầng Plestocen và một phần ở tầng Karst.
4.1.1.7. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của thị xã là 116,74 ha, chiếm 4,19% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ ven biển phục vụ bảo vệ chắn cát và cảnh quan, bên cạnh đó còn có một số loại cây trồng chính như phi lao, keo và cây bóng mát trong khu đô thị. Nhìn chung, tài nguyên rừng của thị xã Cửa Lò ngoài ý nghĩa về phòng hộ ven biển, còn có vai trò quan trọng là cây xanh bóng mát, cảnh quan thiên nhiên góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, bảo vệ nguồn nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ cho du lịch.
4.1.1.8. Tài nguyên biển
Thị xã có nguồn lợi hải sản khá phong phú (Bao gồm cả khai thác, đánh bắt và nuôi trồng). Do có 2 sông lớn đổ ra biển kèm theo nhiều phù sa, phù du từ trong lục địa nên có nguồn hải sản phong phú gồm nhiều loại có giá trị kinh tế như: Cá chim, cá thu, tôm, mực, vẹm, ngao... Đặc biệt khu vực Cửa Hội là khu vực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển nghề cá.
Quốc tế và là đầu mối giao thông vận tải của khu vực Bắc Trung Bộ, trung chuyển hàng hóa đi các nước Lào, các tỉnh phía bắc Thái Lan, từ cảng Cửa Lò hiện có các tuyến đường Quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, đông âu, tây âu, châu Mỹ...
4.1.1.9. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng như cát, quặng Titan (ở Nghi Hải).... Tuy nhiên trữ lượng thấp, phân bố rải rác ở các phường, tiềm năng khai thác ít, nên không đưa vào khai thác.
4.1.1.9. Tài nguyên nhân văn
Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm đã tạo cho vùng đất, con người Cửa Lò khá nhiều giá trị văn hóa trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội.
Các di tích lịch sử như Đền thờ Nguyễn Sư Hồi, Đền Vạn Lộc, di tích Phùng Khắc Kiều... đã minh chứng về con người, về một vùng đất giầu truyền thống đấu trang cách mạng.
4.1.1.10. Tài nguyên du lịch
Thị xã Cửa Lò đã trở nên nổi tiếng về du lịch tắm biển, trên địa bàn thị xã có bờ biển dài, có bãi cát mịn, nước trong, bãi thoải, cảnh quan đẹp,… đã hình thành được nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng cả nước, như: Bãi tắm Thu Thuỷ, Thu Hương và Hải Hoà. Ngoài ra, đây là một điểm có các danh lam thắng cảnh xung quanh như: Núi Lò, đảo Lan Châu, Mũi Rồng, Hòn Ngư, Hòn Mắt và nhiều di tích khác đã được xếp hạng. Đây cũng là một trong những điểm thuận lợi chính cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ mát.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dich cơ cấu kinh tế
Về việc phát triển mạnh mẽ khu vực dịch vụ, du lịch; Ưu tiên phát triển các ngành nghề công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị theo hướng cung cấp các sản phẩm trực tiếp phục vụ cho du lịch, cụ thể trong giai đoạn năm 2017 đã đạt được như sau:
- Cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp, xây dựng đạt 22,6%, dịch vụ, thương mại đạt 50%, nông, lâm, thủy hải sản là 27,4%.
- GDP trên người năm 2017 đạt khoảng 25 triệu đồng/người/năm.
- Cơ cấu kinh tế tăng mạnh theo hướng phi nông nghiệp và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp những năm qua phát triển khá ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Cửa Lò. Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 46,1tỷ đồng, năm 2015 đạt 62,72 tỷ đồng, năm 2017 đạt 767,21 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2017 đạt 19,2%/năm. Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng cơ bản ổn định.
Ngành thuỷ hải sản của thị xã được chú trọng và có điều kiện phát triển do có sông và vị trí ven biển và có nhiều cảng cá, nhưng số lượng tàu thuyền những năm gần đây có giảm đi, tuy nhiên sản lượng ngành thủy sản vẫn tăng nhanh từ năm 2010 – 2017, năm 2017 là 6.100 tấn.
Tuy nhiên, phát triển thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do thiếu vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ thiếu ổn định.
Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương trong những năm qua do đầu ra một số sản phẩm, ngành hàng có lúc gặp khó khăn do giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến sản xuất, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đã tăng lên 29,345 tỷ đồng năm 2017 tốc độ tăng trưởng 21%/năm và ước đạt 318 tỷ đồng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xã vẫn chủ yếu là công nghiệp chế biến và những ngành phục vụ sản xuất. Có nhiều dự án lớn đầu tư thu hút nhiều lao động như khu dịch vụ hậu cần nghề cá Hà Dung, nhà máy sữa Vinamilk, bánh kẹo Tràng An, Gon resort... một số nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản, đông lạnh ở Nghi Hải, Nghi Tân, Nghi Thuỷ phát triển tốt.
Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, 7/7 phường đã lập và được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Thị xã được công nhận là đô thị loại III, trong nhiệm kỳ toàn thị xã đã xây dựng trên 150 công trình với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 500 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với nhiệm kỳ trước. Đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục và ký kết dự án nước thải giai
Nhìn chung tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn chậm. So với yêu cầu, ngoài những khó khăn vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, còn có những nguyên nhân chủ quan, khách quan chi phối như thiếu vốn, các chủ đầu tư chưa đủ năng năng lực.
Khu vực kinh tế dịch vụ và chợ
Các ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống dân cư của thị xã, trong đó quan trọng nhất là dịch vụ du lịch và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, phục vụ nghề cá.
Tổng lượt khách ước đạt 1.490 ngàn lượt, đạt 82% so với kế hoạch, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016 trong đó khách lưu trú ước đạt 790 ngàn lượt đạt 80,8% so với kế hoạch, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.220 tỷ đồng đạt 75% kế hoạch năm, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016
Toàn Thị xã có 293 cơ sở lưu trú/ hơn10.000 phòng có khả năng phục vụ 19.200 ngàn lượt khách lưu trú/ ngày đêm. Khánh thành và đưa vào khai thác một số khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao: Khu du lịch tập đoàn Vingroup ở Cửa Hội đạt tiêu chuẩn 5 sao...
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ ước đạt 2.860 tỷ đồng, tăng 10,8% so cùng kỳ năm 2016. Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải tăng khoảng 12-13% so cùng kỳ 2016.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số
Năm 2017 dân số của thị xã là 47.527 Nhân khẩu, trong đó: Nam 23.464 nhân khẩu (Chiếm 49,37%), nữ 24.063 nhân khẩu (Chiếm 51,63% tổng dân số). Dân số khu vực đô thị 47.527 nhân khẩu (Chiếm 100%).
Mật độ dân số của Thị xã là 1.708 người/km2. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở Nghi Tân, Nghi Thuỷ và Nghi Hải, dọc theo đường Bình Minh và các khu vực thuận lợi cho giao thông, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt.
Trong những năm qua, Thị xã đã thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức dưới 1%.
Số người trong độ tuổi lao động của thị xã Cửa Lò là 31.367 người, chiếm 66% dân số toàn thị xã, trong đó số người có việc làm ổn định khoảng 90% số người trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn thị xã lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao, khoảng 60%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 15%, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 25%.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị xã Cửa Lò năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm.
Bảng 4.1. Dân số năm 2017 thị xã Cửa Lò
TT Tên Dân số (người) Mật độ (Người/km2)
(1) (2) (3) (4) 1 Nghi Hoà 4.893 1.168 2 Nghi Hải 8.878 1.699 3 Nghi Thuỷ 8.025 4.571 4 Thu Thuỷ 4.673 4.068 5 Nghi Tân 11.088 6.213 6 Nghi Hương 5.977 598 7 Nghi Thu 3.993 1.076
Nguồn: UBND thị xã Cửa Lò (2018)
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư. Hệ thống trường lớp được đầu tư đồng bộ và phát triển ổn định vững chắc. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Toàn Thị xã có 24 trường học với 398 phòng học, trong đó có 2 trường phổ thông trung học, 7 trường trung học cơ sở, 7 trường tiểu học, 8 trường mầm non. Đội ngũ giáo viên của Thị xã có 597 người, tổng số học sinh các cấp 13.489 em. Ngoài ra trên địa bàn còn có trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân, trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An, Trung tâm bồi dưỡng chính trị và một Trung tâm giáo dục thường xuyên. Một số cơ sở giáo dục như: Trường Trung học phổ thông Cửa Lò, Trung học cơ sở Nghi Hương, Tiểu học Nghi Hải, Mầm non Bình Minh là những đơn vị đầu tiên của ngành Nghệ An được bộ Giáo dục và đào tạo công nhận trường
chuẩn quốc gia.
b. Văn hoá - thể thao
Thị xã Cửa Lò là trung tâm kinh tế và văn hóa của Tỉnh, tại đây có các